Phát hiện xe thư báo vận chuyển gỗ nghi là ngọc am

GD&TĐ - Cơ quan chức năng phát hiện trên xe thư báo có 12 hộp được cuốn băng dính bên ngoài, trong là gỗ không rõ nguồn gốc.

Cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.
Cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.

Ngày 31/12, thông tin từ Công an huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cơ quan này đang điều tra vụ xe ô tô tải chuyên chở thư báo vận chuyển 12 sản phẩm (nghi là gỗ ngọc am) không có giấy tờ nguồn gốc hợp pháp.

Theo đó, khoảng 17h50 ngày 30/12 tại km 22, Quốc lộ II, đường Hà Giang - Tuyên Quang, thuộc tổ 12 thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, Công an huyện đã phát hiện 1 xe ô tô BKS 29H -729.18 có dấu hiệu nghi vấn và tiến hành dừng phương tiện để kiểm tra.

Qua công tác nghiệp vụ, Công an huyện Vị Xuyên xác định xe ô tô trên của Công ty CPĐT-TM và DV Hoàng Minh có địa chỉ tại 11 ngõ Tiên phong, Lương Châu, Tiên Dược, Sóc Sơn, TP Hà Nội do Nguyễn Văn Được, sinh năm 1981, trú tại thôn Minh Môn, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội điều khiển.

Trên xe chở 12 đơn hàng là các hộp được cuốn bên ngoài bằng băng dính, có hình dáng kích cỡ khác nhau.

Theo khai nhận của Nguyễn Văn Được và kết quả kiểm tra thực tế, sơ bộ ban đầu, cơ quan Công an xác định toàn bộ số đơn hàng kể trên là lâm sản (nghi là gỗ sa mộc dầu tên thường gọi là ngọc am).

Tại thời điểm kiểm tra, Được không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số lâm sản này.

Công an huyện Vị Xuyên đã tạm giữ xe ô tô cùng toàn bộ số tang vật kể trên để xác minh, làm rõ.

Trước đó, ngày 4/12, Công an tỉnh Hà Giang cũng phát hiện một xe ô tô tải chuyên chở thư báo mang BKS 29H-745.56 vận chuyển 19 sản phẩm (nghi là gỗ ngọc am) có tổng trọng lượng 296,5kg, không có giấy tờ nguồn gốc hợp pháp.

Gỗ ngọc am có tên khoa học là Cupressus funebris, thuộc nhóm IA trong danh mục phân loại thực vật quý hiếm (nhóm IA là các loài thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

Đây là loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim thuộc họ hoàng đàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.