Trước đó, trẻ đau, nhức và chảy dịch ở tai. Qua thăm khám và nội soi tai mũi họng, các bác sĩ phát hiện ở vị trí rìa màng nhĩ (tai phải) của bệnh nhi có hình ảnh dị vật màu xám đen và có máu cục. Sau khi làm sạch máu cục, các bác sĩ phát hiện dị vật là một loại ký sinh trùng - ve chó. Ngay lập tức, các bác sĩ đã lấy bỏ dị vật ra ngoài.
Theo BSCKI. Phạm Thị Hồng Vân - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, nếu ve chó chui vào tai, mũi, ngoài việc hút máu, nó sẽ không ngừng phát triển lớn. Từ đó, gây cảm giác khó chịu, đau, nhức. Hoặc, có trường hợp ve chó bị chết nhưng không được lấy bỏ, để lâu ngày gây viêm tai, chảy mủ...
Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai, bác sĩ khuyến cáo:
- Không ngủ trên nền/sàn nhà. Chú ý mắc màn cẩn thận trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh, nhất là các gia đình có nuôi thú cưng như chó, mèo.
- Đối với vật nuôi, nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chúng.
- Khi trẻ khỏe mạnh bình thường, không sốt, không chảy mũi mà xuất hiện triệu chứng đau, ngứa, chảy dịch ở tai, phụ huynh nên nghĩ đến khả năng có côn trùng ký sinh. Đồng thời, đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay để được xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.