Hóa thạch sống của tôm nòng nọc đuôi dài mới được phát hiện sau khi mưa lớn làm ngập nhiều khu vực ở phía bắc Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Theo Telegraph, đây được coi là một hóa thạch sống của tôm nòng nọc đuôi dài. Loài sinh vật này đã tồn tại hơn 200 triệu năm. Hóa thạch sống có hình dáng cơ thể hầu như không thay đổi qua hàng triệu năm.
Hóa thạch sống là thuật ngữ dùng để chỉ những loài hoặc nhánh sinh vật còn tồn tại nhưng dường như giống các loài chỉ được biết đến từ hóa thạch, không có họ hàng với loài nào còn sinh tồn.
Các sinh vật này vẫn tồn tại đến ngày nay, hình dáng của chúng hầu như không tiến hóa hơn so với cách đây hàng trăm triệu năm.
Hóa thạch tôm nòng nọc đuôi dài (Tadpole Shrimp) được phát hiện sau khi mưa ngập tạo ra nhiều vũng nước lớn. Theo người dân địa phương, các vũng nước này đủ lớn để sinh vật có thể sinh sôi.
Tôm nòng nọc đuôi dài thường sống ở dưới đáy của các vũng nước tạm thời và hồ nước nông. Chúng ăn sinh vật nhỏ trong nước.
GD&TĐ - Chiều 30/3, tại TP Vinh (Nghệ An) diễn ra lễ phát động Chương trình "Những đứa trẻ hạnh phúc", trao tặng 1.000 suất học bổng trị giá 5 tỷ đồng.
GD&TĐ - “Nấm với cuộc sống” là dự án mới lạ, ý nghĩa do học sinh lớp 6 Trường Phổ thông Dewey Cầu Giấy (Hà Nội) triển khai khi học môn Khoa học tự nhiên.
GD&TĐ - Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đường cát phức tạp, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu tăng cường công tác chống buôn lậu mặt hàng trên.