Phát hiện "chất lạ" trong áo ngực do Trung Quốc sản xuất

Phát hiện "chất lạ" trong áo ngực do Trung Quốc sản xuất

(GD&TĐ) - Chiều 29/10, Đội quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện số lượng lớn áo ngực có nguồn gốc từ Trung Quốc tại quầy hàng của bà Nguyễn Thị Mỹ Xuyên, chợ Bến Ngự (Phường Vĩnh Ninh, TP. Huế). Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện số hàng trên  không có hóa đơn chứng từ, bên trong áo ngực có chứa dung dịch “lạ”.

Đội quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thì trường tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện số lượng lớn áo ngực có nguồn gốc từ Trung Quốc có chứa dung dịch lạ.
Đội quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thì trường tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện số lượng lớn áo ngực có nguồn gốc từ Trung Quốc có chứa dung dịch lạ.

Khi các cơ quan chức năng tiến hành cắt lô áo ngực này ra thì tất cả bên trong đều có hai túi dung dịch, mỗi túi chứa 3 viên chất lạ màu trắng. Bà Nguyễn Thị Mỹ Xuyên khai nhận số áo ngực nói trên được bà mua lại của những người bán hàng xách tay với giá 65.000-70.000 đồng/áo, bán ra với giá 100.000-110.000 đồng/áo.

Ông Kỳ Hữu Đông, Đội trưởng Đội QLTT số 1 cho biết: “Qua kiểm tra cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ 21 áo ngực nhãn hiệu An JiTing có nguồn gốc Trung Quốc khi phát hiện số áo ngực trên có chứa dung dịch lạ”. Ông Đông cho biết thêm, thời gian tới sẽ kiểm tra đồng loạt tất cả các chợ và shop kinh doanh mặt hàng áo ngực trên địa bàn TP. Huế và sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Chất lạ được phát hiện trong áo ngực Trung Quốc tại cửa hàng bà Nguyễn Thị Mỹ Xuyên, chợ Bến Ngự, TP. Huế
Chất lạ được phát hiện trong áo ngực Trung Quốc tại cửa hàng bà Nguyễn Thị Mỹ Xuyên, chợ Bến Ngự, TP. Huế

Phong Sơn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.