Phát hiện những hố đen siêu lớn mới trong vũ trụ

GD&TĐ -Các nhà khoa học NASA mới đây đã phát hiện ra những hố đen siêu lớn mới có thể làm thay đổi hoàn toàn các lý thuyết về thiên hà.

Các chuyên gia NASA đã có bước đột phá về hố đen.
Các chuyên gia NASA đã có bước đột phá về hố đen.

Một nhóm các nhà khoa học NASA sử dụng dữ liệu từ hai kính viễn vọng đã tiết lộ rằng, có nhiều hố đen siêu lớn trong vũ trụ hơn so với suy nghĩ ban đầu.

Lỗ đen là những vật thể khổng lồ đôi khi lớn hơn Mặt Trời hàng tỷ lần.

Chúng là những vùng mà cấu trúc không thời gian bị biến dạng nghiêm trọng do khối lượng tập trung đến mức, bên ngoài “chân trời sự kiện” của chúng, không có gì - kể cả ánh sáng - có thể thoát khỏi lực hấp dẫn của chúng.

Các nhà thiên văn học cũng phát hiện ra rằng, hầu hết các thiên hà đều chứa các hố đen “siêu lớn” ở chính trung tâm của chúng - mật độ vật chất khổng lồ có thể chứa khối lượng gấp hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ lần Mặt trời.

kinh-thien-van.jpg
Các chuyên gia NASA đã kết hợp dữ liệu từ hai kính thiên văn

Thật khó để chứng minh lý thuyết này vì việc đếm hàng tỷ hiện tượng này là điều gần như không thể.

Thay vào đó, các chuyên gia nghiên cứu các mẫu nhỏ hơn để ước tính con số thực. Việc xác định chính xác số lượng lỗ đen ẩn trong một mẫu nhất định sẽ cung cấp dự đoán tốt hơn về tổng số lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ.

Trong cuộc khảo sát mới nhất của NASA, các chuyên gia đã phát hiện ra các hố đen ẩn sau những đám mây khí và bụi dày và những hố đen khác không ẩn.

Nghiên cứu của họ, được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, phát hiện ra rằng, khoảng 35% hố đen siêu lớn bị che khuất rất nhiều.

Điều này có nghĩa là các đám mây khí và bụi xung quanh dày đến mức chúng chặn ánh sáng tia X năng lượng thấp. Các cuộc khảo sát trước đây chỉ phát hiện ra rằng, dưới 15% các hố đen siêu lớn bị che khuất đến mức này.

Bây giờ, các chuyên gia tin rằng, tỷ lệ thực tế có thể gần 50/50 dựa trên các mô hình về cách các thiên hà phát triển.

Nếu các quan sát tiếp tục chỉ ra rằng, dưới một nửa các lỗ đen siêu lớn bị ẩn, điều này có thể dẫn đến sự bùng nổ các ý tưởng mới về vai trò của các vật thể này trong việc định hình các thiên hà.

Giáo sư Poshak Gandhi, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Southampton, cho biết: “Nếu không có hố đen, các thiên hà sẽ lớn hơn nhiều. Vì vậy, nếu chúng ta không có một lỗ đen siêu lớn trong thiên hà Milky Way, có thể sẽ có nhiều ngôi sao hơn trên bầu trời. Đó chỉ là một ví dụ về cách lỗ đen có thể ảnh hưởng đến sự tiến hóa của thiên hà”.

Theo NASA, “Một cơ chế có thể có cho sự hình thành của các lỗ đen siêu lớn liên quan đến phản ứng dây chuyền của các vụ va chạm giữa các ngôi sao trong các cụm sao nhỏ gọn. Điều này dẫn đến sự tích tụ của các ngôi sao cực lớn, sau đó sụp đổ để tạo thành các lỗ đen khối lượng trung gian.

“Các cụm sao sau đó chìm vào trung tâm thiên hà, nơi các lỗ đen khối lượng trung gian hợp nhất để tạo thành một lỗ đen siêu lớn”.

Trong khi hố đen nổi tiếng với khả năng hấp thụ vật chất từ ​​môi trường xung quanh, chúng cũng có khả năng, trái ngược với trực giác, là nguồn phát thải.

Theo Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sông băng gần đảo Champ thuộc quần đảo Franz Josef Land.

Ai thống trị cùng UAV ở Bắc Cực?

GD&TĐ - Việc tạo ra UAV chống chịu được thời tiết để theo dõi khu vực Bắc Cực vẫn là vấn đề đối với các nước NATO, gồm Mỹ.