Theo tạp chí Khám Phá, với dữ liệu được phát hiện thông qua ion hóa nhiệt, nhà nghiên cứu Audrey Bouvier - Chủ tịch nghiên cứu Canada (CRC) về các vật liệu hành tinh, đồng thời là giáo sư về đồng vị hóa học vũ trụ tại Sở Khoa học Trái đất của trường Western đã chứng minh rằng Trái Đất và các vật thể ngoài Trái Đất khác có cùng hàm lượng Neodymium-142 (142Nd) ban đầu.
Neodymium-142 (142Nd) là 1 trong 7 đồng vị được tìm thấy trong nguyên tố hóa học neodymium (Nd). Nó phân bố rộng rãi trong lớp vỏ Trái Đất và được sử dụng phổ biến nhất cho nam châm trong các sản phẩm thương mại như microphone và tai nghe.
Năm 2005, một sự thay đổi nhỏ ở nguyên tố 142Nd đã được phát hiện trong chondrite – thiên thạch đá được coi là khối xây dựng cơ bản của Trái Đất và đá trên mặt đất.
Những phát hiện ban đầu được hiểu như là một sự khác biệt đầu tiên của chondrite và phần bên trong của Trái Đất (gồm lớp vỏ và lớp phủ) trong vòng 30 triệu năm lịch sử đầu tiên của nó.
Những kết quả mới từ nghiên cứu cho thấy sự khác biệt ở 142Nd thực tế đã xuất hiện trong quá trình phát triển của Trái Đất, tuy chưa được giới thiệu nhưng đã được dự đoán từ trước đây.
Bằng cách sử dụng các kỹ thuật đo lường tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã suy luận rằng, các vật thể thiên thạch khác nhau được tìm thấy trong hệ thống năng lượng mặt trời đã kết hợp các nguyên tố Nd và samari (Sm) nhưng thành phần đồng vị hơi khác nhau.
Những biến thể trong các đồng vị ổn định cũng cho thấy hệ thống năng lượng mặt trời là không thống nhất trong những giai đoạn đầu tiên và những vật liệu đó được hình thành từ các thế hệ sao lâu đời đã hợp nhất theo tỷ lệ khác nhau thành các khối xây dựng nên các hành tinh.
Liên quan tới nguồn gốc của Trái đất, theo tìm hiểu của VietNamNet trước đó, Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi sục dung nham với một đại dương nham thạch bất tận.
Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Lớp vỏ ngoài của Trái Đất ban đầu ở dạng nóng chảy, sau nguội lạnh dần thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển.
Quá trình ngưng tụ hơi nước cùng với việc băng và nước ở dạng lỏng được các sao chổi, thiên thạch cũng như các tiền hành tinh lớn hơn vận chuyển tới bề mặt Trái đất đã tạo ra các đại dương.
Cách đây khoảng 4,53 tỷ năm, Trái đất đã có cú va chạm sượt qua với Theia - một hành tinh trẻ khác có kích thước bằng sao Hỏa và khối lượng bằng khoảng 10% khối lượng hành tinh của chúng ta.
Kết quả là, một phần khối lượng của Theia đã sáp nhập vào Trái Đất, phần còn lại bắn vào không gian theo một quỹ đạo phù hợp tạo ra Mặt trăng hàng ngàn năm sau đó.
Với những phát hiện trên đây cũng chỉ là một trong nhiều phát hiện về nguồn gốc của Trái đất được các nhà khoa học khám phá và phát hiện trong hàng ngàn năm qua.
Còn thực tế Trái đất được hình thành như thế nào? Những loại vật hay hành tinh nào là một phần trong quá trình hình thành đó vẫn còn đang là vấn đề mà nhiều thế hệ các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra.