Phát hiện loài rùa mới ở miền Trung Việt Nam

Một loài rùa mới được các nhà khoa học quốc tế tìm ra ở một khu vực đầm lầy miền trung Việt Nam và đảo Hải Nam ở Trung Quốc.

Phát hiện loài rùa mới ở miền Trung Việt Nam

Loài rùa mới này đã được liệt kê đang đứng trước vấn đề "cực kỳ nguy cấp" và có nguy cơ tuyệt chủng.

Từ lâu, các nhà sinh vật học thường cho rằng các loài rùa mai mềm Trung Quốc đều thuộc cùng một loài, tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học nhận ra rằng những sinh vật này thực sự có vô số chi khác nhau.

Loài rùa mai mềm mới được xác định với cái mũi khá đặc biệt.

Loài rùa mai mềm mới được xác định với cái mũi khá đặc biệt.

Báo cáo trên tạp chí ZooKeys, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã thực hiện các xét nghiệm xác định một loài thứ năm trong chi, rùa mai mềm (Pelodiscus variegatus), có những điểm độc đáo ở mặt dưới bụng của nó. Điều quan trọng, phân tích DNA cho thấy các cá thể đủ khác biệt về mặt di truyền để được định nghĩa là một loài mới.

"Vài năm trước, chúng tôi đã bắt đầu điều tra xem liệu tất cả các loài rùa mai mềm Trung Quốc có thực sự là cùng một loài hay không, và trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi, hóa ra có một số chi không được công nhận”, giáo sư Uwe Fritz, nhà nghiên cứu chính cho biết.

Fritz nghi ngờ rằng nếu phân tích sâu hơn về rùa mai mềm của Trung Quốc sẽ tiết lộ thêm nhiều thông tin khác.

Rùa mai mềm có lớp vỏ linh hoạt được bọc bằng da thay vì vỏ có sừng như chúng ta nhìn thấy ở hầu hết các loài rùa. Chúng có một cái mũi cực dài (được gọi là vòi) với lỗ mũi có thể hoạt động như một ống thở nhỏ.

Ngay khi được xác định là một loài mới, loài rùa mai mềm mới đã được liệt kê là dễ bị tuyệt chủng, giống như các thành viên khác trong chi của nó.

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng việc khẳng định rùa mai mềm là một loài mới sẽ cho phép các nhà nghiên cứu nâng cao nhận thức và phát triển các nỗ lực bảo tồn tốt hơn cho chúng khi với các cư dân địa phương có thể đó là một món nhậu.

Theo Dantri.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.