Phát hiện loài cá ở độ sâu chưa từng thấy

GD&TĐ - Một loài cá ốc được ghi lại ở độ sâu 8.336m ở rãnh Izu-Ogasawara ngoài khơi Nhật Bản đã đánh bại kỷ lục thiết lập trước đó vào năm 2017.

Loài cá ốc pseudoliparis belyaevi là loài cá đầu tiên được tìm thấy ở độ sâu hơn 8.000m.
Loài cá ốc pseudoliparis belyaevi là loài cá đầu tiên được tìm thấy ở độ sâu hơn 8.000m.

Rãnh Mariana là nơi có điểm sâu nhất trong bất kỳ vùng biển nào trên trái đất với độ sâu tối đa xấp xỉ 10.935m.

Nhưng các nhà khoa học dẫn đầu cuộc nghiên cứu ở Rãnh Izu-Ogasawara tin rằng phát hiện của họ đã đạt đến độ sâu tối đa mà một loài cá có thể sống sót.

Giáo sư Alan Jamieson, một nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Úc ở Perth, cho biết ông tin rằng loài cá này có thể sống ở độ sâu như vậy vì nước trong rãnh Izu-Ogasawara ấm hơn một chút.

"Chúng tôi đã dành hơn 15 năm để nghiên cứu về loài cá ốc này, có rất nhiều điều về chúng ngoài độ sâu đơn thuần, nhưng độ sâu tối đa mà chúng có thể sống sót thực sự đáng kinh ngạc."

Loài cá sâu nhất được quay ở độ sâu 8.336m.

Loài cá sâu nhất được quay ở độ sâu 8.336m.

Đoạn phim từ 7.500-8.200m cho thấy cùng một loài, nhưng trưởng thành với số lượng lớn hơn.

Đoạn phim từ 7.500-8.200m cho thấy cùng một loài, nhưng trưởng thành với số lượng lớn hơn.

Mặc dù loài cá mà các nhà nghiên cứu phát hiện không được bắt để tiến hành nghiên cứu kĩ càng, nhưng các nhà khoa học đã lập một kỷ lục khác với việc nghiên cứu loài ốc sên biển ở độ sâu 8.022m.

Ốc sên có thể được tìm thấy với hơn 300 loài khác nhau ở các đại dương trên khắp thế giới. Nhiều loài trong số đó sống ở vùng nước nông hình dạng giống con nòng nọc, phần đầu to và thân hình nhỏ hơn.

Các loài thích nghi với việc sống ở vùng nước sâu hơn có thể chịu được áp suất vô cùng dưới biển sâu dưới dạng sền sệt như keo.

Giáo sư Jamieson, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Biển sâu Minderoo-UWA đã đồng hành với một nhóm từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hàng hải Tokyo để thực hiện chuyến thám hiểm kéo dài hai tháng, bắt đầu vào tháng 9 năm ngoái.

Chuyến thám hiểm dọc theo rìa đông nam của quần đảo Ryukyu của Nhật Bản là một phần của nghiên cứu kéo dài 10 năm về các quần thể cá sống sâu nhất trên thế giới.

Theo Sky News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.