Phát hiện hóa thạch cá mập khổng lồ

Các tay săn hóa thạch vừa phát hiện được hóa thạch của một con cá mập khổng lồ tại Jacksboro (Texas, Mỹ).

Một mẫu hóa thạch răng của cá mập Megalodon
Một mẫu hóa thạch răng của cá mập Megalodon

Hóa thạch này được cho là mảnh sọ của một loài cá mập cổ đại. Theo Hội Sinh vật cổ Dallas, loài này có thể dài đến 18 m và có kích thước lớn hơn loài cá mập trắng hiện đại khoảng 25% song vẫn nhỏ hơn một con cá mập Megalodon.


Điều đáng ngạc nhiên là hóa thạch mới này có niên đại cổ hơn những hóa thạch trước khoảng 170 triệu năm.
Nhóm nghiên cứu chưa thể xác định được chủng loài cá mập này vì chưa có thêm những mẫu vật khác như răng.

Tuy nhiên, nhóm tin rằng đây không phải là một loài mới hay từ loài Glikmanius occidentalis đã được phát hiện: “Thứ mà chúng tôi tìm thấy chỉ là một mẫu sọ không có bất cứ chi tiết nào có thể phân tích được”.

Phát hiện hóa thạch cá mập khổng lồ ảnh 1
Siêu cá mập Megalodon có thể dài đến 18 m và có kích thước lớn hơn loài cá mập trắng khoảng 25%

Tuy vậy, điều khiến mẫu này đặc biệt chính là niên đại và kích thước của nó. Theo nhà cổ sinh vật học John Maisey, “con cá này sống cách đây 300 triệu năm, tức khá xa thời kỳ của khủng long cách đây 75-80 triệu năm. 

Chúng tôi chưa từng thấy con cá mập nào dài hơn 3 m. Như vậy không có nghĩa là không có những con như vậy tồn tại, chỉ là chúng ta chưa tìm thấy chúng”.

Theo ông, loài cá cổ này là một “loài động vật săn mồi khổng lồ” từng sống tại các vùng biển ấm. Giống như cá mập hiện đại, đây có thể là một loài động vật máu nóng.
Hội Cổ sinh vật học Dallas đã tặng hóa thạch này cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ ở New York để tiếp tục nghiên cứu.
Theo phapluattp.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.