Sau đó, các nhà khoa học cố tình tạo ra đột biến di truyền nhỏ tương tự trên chuột thí nghiệm. Những con chuột này ngủ ít hơn, nhưng vẫn nhớ tốt hơn và không bị ảnh hưởng xấu nào khác, theo một nghiên cứu được vừa công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.
Mặc dù một loại thuốc đem lại lợi ích tương tự sẽ không xuất hiện trong thời gian gần và có thể không bao giờ thành hiện thực, nhưng ý tưởng này cực kỳ hấp dẫn: Uống một viên thuốc và bạn có thể ngủ ít hơn mà không chịu ảnh hưởng tiêu cực nào cả.
Patrick Fuller, PGS Thần kinh học tại Đại học Y Harvard và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston nói: “Tôi thấy khái niệm về một sản phẩm gene có khả năng bảo vệ người sử dụng khỏi các rối loạn hôn mê đến từ giấc ngủ bị hạn chế rất thú vị. Nếu đây là sự thật, điều này thực sự sẽ có “ý nghĩa trị liệu tiềm năng”, cũng như cung cấp một góc độ thâm nhập khác để khám phá và trả lời cho câu hỏi: “Tại sao chúng ta ngủ?” - thứ vẫn còn là trong những bí ẩn lớn nhất trong khoa học thần kinh”.
Như Jamie Zeitzer, PGS của Khoa Tâm thần học và Khoa học Hành vi tại Đại học Stanford lưu ý, thường có sự đánh đổi. Ông lo lắng rằng ngay cả khi một loại thuốc như thế này có thể được sản xuất mà không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể, nó vẫn sẽ gây ra hậu quả xã hội.
Một số cá nhân có thể bị ép buộc hoặc gây áp lực phải uống thuốc để có thể làm việc nhiều giờ hơn. Ngay cả khi mọi người không còn cần ngủ nhiều như vậy, họ vẫn sẽ cần thời gian nghỉ, ông nhấn mạnh.
Tác giả cấp cao của nghiên cứu, Ying-Hui Fu, GS Thần kinh học tại UCSF cho biết rằng, vẫn còn quá sớm cho những viễn cảnh tưởng tượng như vậy. Thay vào đó, cô quan tâm đến việc hiểu rõ hơn các cơ chế của giấc ngủ lành mạnh để giúp ngăn ngừa các bệnh từ ung thư đến Alzheimer.
“Những người này ngủ hiệu quả hơn”, cô nói về cặp cha con: “Chúng ta phải mất 8 giờ ngủ để cảm thấy được nghỉ ngơi, nhưng họ chỉ mất 6 hoặc 4 giờ. Nếu chúng ta có thể hiểu tại sao họ ngủ hiệu quả hơn, chúng ta có thể sử dụng kiến thức đó để giúp mọi người đạt hiệu quả tương tự”.
Các đối tượng nghiên cứu đã tìm đến nhóm của Ying-Hui Fu. Cô sẽ không tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào để bảo vệ quyền riêng tư của họ, ngoại trừ việc những người này chỉ ngủ từ 4 - 6 giờ, thay vì 7 - 9 giờ như thông thường.
Ngoài ra, Ying-Hui Fu nói, bộ đôi này và những người khác có đột biến tương tự lạc quan hơn, năng động hơn và giỏi hơn người bình thường. “Họ luôn thích trong trạng thái bận rộn. Họ không ngồi lãng phí thời gian”, cô nói.
Jerome Siegel, Giáo sư Tâm thần học tại Đại học California, Los Angeles, Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ cho biết, ông cảm thấy hài lòng với phát hiện chính của nhóm Ying-Hui Fu: Rằng gene thụ thể neuropeptide S (NPSR1) rất quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ.
Nhưng nó có thể chỉ là một mảnh nhỏ trong một quá trình rất phức tạp, ông nói thêm. Và ông không bị thuyết phục bởi mối liên hệ giữa giấc ngủ và trí nhớ mà nhóm tuyên bố. Giấc ngủ có thể có nhiều chức năng, nhưng không có dấu hiệu nào, theo ông, cho thấy việc ngủ ít hơn giúp tăng cường trí nhớ hoặc nhận thức.
Cơ chế hoạt động của đột biến mới được phát hiện không hoàn toàn rõ ràng. Ying-Hui Fu và nhóm của cô đã sử dụng một đầu dò phân tử để khám phá cách protein tạo ra từ gene NPSR1 đột biến của 2 cha con khác thế nào so với tạo ra bởi một gene bình thường.
Đột biến, họ thấy, làm cho thụ thể nhạy cảm và hoạt động hơn. Các chi tiết cụ thể của quá trình đó, Ying-Hui Fu nói, vẫn cần nghiên cứu thêm.