Các nhà thiên văn học tại đài quan sát thiên văn Keck (Hawaii, Mỹ) đã tập trung nghiên cứu các tinh vân lớn (đám mây gồm hỗn hợp bụi, khí hydro, helium và plasma), được cho là giao điểm của "mạng vũ trụ".
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng bức xạ cực mạnh phát ra từ một chuẩn tinh - vật thể trong vũ trụ bị hút vào một hố đen khổng lồ nằm ở trung tâm Dải Ngân hà - để làm một dạng "đèn pha" chiếu sáng một phần của mạng lưới trên cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phân tích ánh sáng của máy tính.
Phát hiện trên đã cho thấy cấu trúc của "mạng vũ trụ", đồng thời củng cố thêm giả thuyết các vật thể trong Dải Ngân hà được phân bố theo một mạng lưới sau khi giải phóng khí hydro trong vụ nổ Big Bang.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khẳng định đã "may mắn" trong việc quan sát được mạng lưới trên, khi bức xạ của chuẩn tinh - vật thể sáng nhất trong vũ trụ, đã chiếu thẳng vào mạng lưới, làm cho một số dải khí phát sáng.