Các phần bị vỡ của cổ vật, ước tính có niên đại từ 2.200 đến 2.400 năm, được các nhà nghiên cứu từ Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc phát hiện khi họ khai quật tại khu khảo cổ Nhạc Dương ở tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc.
Các bộ phận, bao gồm một bồn cầu và một đường ống, có niên đại từ thời Chiến Quốc vào đầu thời nhà Hán.
Theo một thành viên của nhóm khai quật, nhà nghiên cứu Liu Rui của Viện Khảo cổ học Trung Quốc, cổ vật này là "bồn cầu xả nước đầu tiên và duy nhất từng được khai quật ở Trung Quốc". Ông cho biết tất cả mọi người tại điểm khai quật rất ngạc nhiên về phát hiện này và họ “đều phá lên cười" khi nhìn thấy nó.
Ông Liu giải thích, vào thời cổ đại, bồn cầu xả nước được cho là "đồ vật xa xỉ" chỉ dành cho những thành viên có địa vị rất cao trong xã hội.
Theo ông, các nhà khoa học đã dành nhiều tháng để cố gắng ghép các vật cố định bị hỏng lại với nhau trước khi họ tiết lộ chi tiết về khám phá này. Họ cho rằng bồn cầu dường như được đặt trong nhà, với đường ống dẫn ra một cái hố ngoài trời. Những người hầu có thể đổ nước vào bồn cầu mỗi khi nó được sử dụng.
Ông Liu chỉ ra rằng nhà vệ sinh xả nước trên là bằng chứng cụ thể cho thấy người Trung Quốc cổ đại coi trọng vấn đề vệ sinh như thế nào. Nhà nghiên cứu này cho biết có rất ít ghi chép về nhà vệ sinh trong nhà vào thời cổ đại.
Trước khi cổ vật Nhạc Dương trên được phát hiện, nhà vệ sinh xả nước thủ công đầu tiên được cho là do cận thần người Anh John Harington phát minh cho Nữ hoàng Elizabeth I vào năm 1596.