Vị đắng
Có lẽ đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, báo hiệu có thể là gan hoặc là túi mật hoạt động không tốt. Đặc biệt điều này thường xảy ra sau những ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần khi bữa ăn có nhiều thứ chiên rán và gia vị khác nhau.
Trong vài ngày hãy thử loại bỏ khỏi khẩu phần ăn món đồ rán, nhiều mỡ, quá nhiều muối, chất cay, đồ ăn ngâm giấm và cả rượu. Nếu điều đó không làm giảm triệu chứng thì nên đến khám khoa tiết niệu.
Vị chua
Cảm giác “ghê răng” là một trong số những triệu chứng của bệnh viêm và loét dạ dày. Chứng ợ chua vào buổi sáng là biểu hiện thừa axit clohydric trong dạ dày nên gây đau, ợ nóng gây tình trạng khó chịu. Nên loại bỏ tất cả những đồ ăn cũng như đồ chiên rán và nhiều muối, nhất thiết nên đi khám bệnh để được kê các loại thuốc làm giảm nồng độ axit.
Điều quan trọng là đừng cố gắng để “dập tắt” axit. Có thể sử dụng soda. Nếu điều này có tác dụng cũng chỉ nên dùng tạm thời. Chất kiềm khi kết hợp với axit sẽ trở thành nước có khí carbon dioxide, hậu quả là gián tiếp hình thành quá nhiều dịch vị. Đó là một vòng luẩn quẩn, nồng độ axit được giảm xuống nhưng sẽ dần tăng trở lại.
Nguyên nhân có thể là do một bệnh nặng về răng hoặc cấy răng kim loại, những chất có khả năng oxy hóa và dễ gây vị giác chua vĩnh viễn. Những căn bệnh về nha chu, sâu răng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đó. Vì thế nên đi khám để điều trị.
Vị mặn
Vị mặn trong miệng thường xuất hiện do chứng “khô” cơ thể, có nghĩa là sự thiếu hụt độ ẩm, do đó tất cả các chất dịch của cơ thể, bao gồm cả máu và nước bọt bị đậm đặc lại. Trong nước bọt có chứa chất clorua natri-đó là muối. Trong cơ thể càng có ít chất lỏng thì nồng độ muối càng cao. Và điều này gây hại cho tất cả các cơ quan của cơ thể, khi nặng có thể gây đói, khát và khó thở.
Nên uống thêm nước, không dưới 2,5l/ngày và lúc đó vị mặn trong miệng sẽ dần mất đi.
Bệnh về tuyến nước bọt sẽ gặp thường xuyên hơn, phát sinh từ việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn mặn. Thực tế là muối có thể chặn các ống dẫn nước bọt làm cho nước bọt bị tích tụ và nồng độ muối sẽ tăng.
Nên đến khám khoa nha chu, bác sỹ sẽ làm gây tê tại chỗ và loại bỏ cao răng.
Vị ngọt
Vị chua trong miệng là dấu hiệu chứng bệnh nguy hiểm là tiểu đường. Khi bị tiểu đường thì mức đường trong máu tăng lên và vị ngọt xuất hiện trong miệng. Nên biết rằng bệnh tiểu đường có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào và cũng thường có tính di truyền. Nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa nội tiết.
Thuốc tránh thai và viêm tụy mãn tính cũng gây ra vị ngọt. Do bị tổn thương nên tuyến tụy thường bị viêm, điều này làm ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin. Nên đi làm xét nghiệm
Vị “trứng ung”
Mùi vị của chất hydrogen sulfide là biểu hiện của chứng viêm dạ dày với nồng độ axit thấp. Thông thường đây là bệnh lý do bẩm sinh, vì nguyên nhân nào đó mà trong cơ thể không sản sinh ra đủ lượng dịch vị trong dạ dày, điều này làm cho thức ăn không được tiêu hóa và xử lý trong thời gian cần thiết, vì thế nên chúng bị tích tụ và bắt đầu thối rữa. Hậu quả của quá trình này gây cảm giác có mùi vị khó chịu trong miệng.
Nên: dùng các loại thuốc chuyên dùng do bác sỹ kê đơn. Và có thể thực hiện chế độ ăn ít và chia thành nhiều bữa nhỏ.
Vị “sắt”
Mùi vị kim loại trong miệng có thể là do tình trạng chảy máu nướu răng. Trong máu có chứa lượng lớn chất hemoglobine giàu sắt. vị giác này cũng là tín hiệu của một số bệnh về răng, lợi và thay răng kim loại. Nên đi khám nha khoa.
Mùi vị “sắt” cũng có thể là biểu hiện hệ tuần hoàn có sự bất ổn hoặc sự rối loạn chuyển hóa, sự thay đổi nội tiết, các bệnh về đường ruột và dạ dày. Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường cũng có thể có vị sắt trong miệng. Ngoài ra, có một số loại thuốc có thể gây ra vị giác này. Nên đi khám và làm xét nghiệm.