Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động diễn ra Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak 2019), nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác giữa các cộng đồng và tổ chức Phật giáo thế giới, tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp Phật giáo đối với các vấn nạn toàn cầu hiện nay.
Hội thảo gồm 5 diễn đàn xoay quanh các chủ đề: Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững; Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững; Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu; Phật giáo và cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững. vế đề Phật giáo. Trong đó có diễn đàn: “Phật giáo và Cách mạng công nghiệp 4.0”, mang lại lợi ích kinh tế, thúc đẩy toàn cầu, nhằm hướng tới một xã hội hiện đại.
Với 359 bài tham luận của lãnh đạo Phật giáo , quan chức cấp cao, các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước... đem đến Hội thảo nhiều ý kiến hay, tích cực về việc giáo dục con người, hướng con người tới chân – thiện – mỹ; Khơi dậy tinh thần dân tộc, vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Đưa Phật giáo tới gần cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân, góp phần xây dựng đất nước giàu, đẹp.
Ông Phan Tâm, Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội thảo |
Tại Hội thảo, ông Phan Tâm, Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông, chia sẻ: “Những thay đổi trong xã hội thực mà thế giới ảo tạo ra đang tác động không nhỏ đến sức mạnh văn hoá, tinh thần dân tộc. Trong khi văn hoá và tinh thần dân tộc đang được xem là “sức mạnh mềm”. Kỳ vọng, đây sẽ là những đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới… Tư tưởng, triết học, thế giới quan, nhân sinh quan, các triết lý nhân văn, hướng thiện của Phật giáo đều có thể phát huy tích cực, đồng thời khắc chế được những tác động tiêu cực”.