Tiếp bài Trại lợn gây ô nhiễm ở Bá Thước (Thanh Hóa): Dân khổ vì chính quyền cấp phép ẩu

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Thanh Hóa khẳng định, trang trại lợn ở xã Lương Ngoại (Bá Thước), đã gây ô nhiễm môi trường từ khi mới hoạt động được 2 tháng. Phó Trưởng phòng TN&MT huyện thừa nhận trong việc tham mưu, đề xuất và chấp thuận cho xây dựng trang trại lợn này “có phần hơi ẩu”.

Người dân thôn Giàu Cả phản ánh việc trang trại lợn gây ô nhiễm môi trường.
Người dân thôn Giàu Cả phản ánh việc trang trại lợn gây ô nhiễm môi trường.

Không nghiên cứu kỹ  quy định khi cấp phép

Do trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường thôn Giàu Cả (hộ gần nhất cách 77m), nên người dân làm đơn gửi lên các cơ quan chức năng. Sở TN&MT Thanh Hóa đã vào cuộc kiểm tra.

Sở này khẳng định, mùi hôi của trang trại lợn phát sinh tại các khu vực, như: Hầm biogas, ao chứa nước thải, khu vực các quạt hút đẩy phía cuối chuồng nuôi, các tuyến mương rãnh hở... chưa có biện pháp xử lý triệt để. Hầm biogas không có thiết bị thu, xả khí gas. Chưa bố trí máy ép tách phân khô trước khi dẫn vào hầm biogas. 

Nước thải trong ao chứa có màu đen, mùi hôi, diện tích ao không bảo đảm cho việc xử lý nước thải. Sau khi trang trại hoạt động khoảng 2 tháng, thì gây ô nhiễm môi trường bởi mùi hôi. Thời gian gần đây người dân tiếp tục phản ánh gay gắt UBND huyện, xã về vấn đề trên.

UBND huyện Bá Thước cũng đã thành lập đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với trang trại. Qua kiểm tra cho thấy, còn một số tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường. Đó là các vấn đề như gây mùi hôi, chưa có máy tách phân, nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu, chưa trồng cây xanh... Đoàn kiểm tra yêu cầu chủ trang trại khẩn trương khắc phục. Nhưng đến nay, việc khắc phục chưa thực hiện triệt để.

Sau khi kiểm tra, Sở TN&MT đã yêu cầu bà Trương Thị Liên chỉ nuôi hết lứa (đến tháng 5/2020). Sau đó, dừng nhập lợn để đầu tư đầy đủ các công trình xử lý môi trường. Tăng cường sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý, giảm thiểu mùi hôi. Khi hoàn thành các công trình xử lý môi trường, phải báo cáo UBND huyện Bá Thước, UBND xã Lương Ngoại để kiểm tra, xác nhận. Nếu các công trình này đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường, thì mới được tiếp tục tổ chức chăn nuôi. Ngoài ra, Sở TN&MT cũng đề nghị giảm quy mô chăn nuôi lợn từ 1.000 con xuống dưới 500 con, để bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Sở TN&MT cũng đề nghị UBND huyện Bá Thước, khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, phải nghiên cứu kỹ các quy định về khoảng cách bảo đảm vệ sinh môi trường đến khu dân cư. Quá trình thẩm định hồ sơ về môi trường với các dự án có tính nhạy cảm cần tham vấn ý kiến góp ý của Sở TN&MT. Chỉ đạo UBND xã Lương Ngoại tăng cường giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với trang trại nuôi lợn. Nếu trang trại không đầu tư đầy đủ các công trình xử lý môi trường, thì yêu cầu dừng hoạt động chăn nuôi, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các sai phạm theo thẩm quyền. 

Văn bản của Sở TN&MT Thanh Hóa về tình trạng ô nhiễm của trang trại lợn.
Văn bản của Sở TN&MT Thanh Hóa về tình trạng ô nhiễm của trang trại lợn.

Sẽ đình chỉ hoạt động nếu…

Quy trình cấp phép cho bà Liên xây dựng trang trại nuôi lợn của UBND huyện Bá Thước đã thực hiện thế nào? Việc các phòng chức năng tham mưu cho chủ tịch UBND huyện ký quyết định cấp phép đã đúng chưa?

Làm việc với Báo GD&TĐ, ông Phạm Văn Ấn - Trưởng phòng TN&MT Bá Thước, cho biết: “Sau khi nhận được thông tin phản ánh của Báo GD&TĐ về tình trạng ô nhiễm môi trường từ trại nuôi lợn, chúng tôi đã kiểm tra. Qua kiểm tra, cho thấy trại lợn không có hệ thống gom nước thải riêng biệt, khiến nước thải chảy tràn ra ngoài, gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, bể chứa phân để đưa lên hệ thống ép khô bị hỏng. Máy ép phân chưa hoạt động. Nước thải ao sinh học chảy tràn ra môi trường. Hiện tượng người dân phản ánh là không sai”.

Cũng theo ông Ấn, sau khi kiểm tra, Phòng TN&MT huyện đã đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của trang trại lợn này. Theo đó, cơ quan chức năng yêu cầu chủ trang trại phải xây dựng bể chứa phân đưa lên máy ép khô. Đến ngày 20/8 tới, chủ trang trại phải hoàn thành yêu cầu trên. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra cũng yêu cầu bà Trương Thị Liên phải xây dựng hệ thống rãnh, bể thu gom nước mưa chảy tràn để xử lý riêng. Hồ sinh học chưa đạt chuẩn, vì không có đáy bê tông và tường ngăn vách bằng bê tông, nên yêu cầu gia đình bà Liên phải khắc phục. Thời hạn đến ngày 10/9 tới đây phải hoàn thành. 

“Sau khi kiểm tra, làm việc với UBND xã và chủ trang trại lợn, Phòng TN&MT huyện giao cho xã Lương Ngoại và trưởng thôn Giàu Cả giám sát quá trình khắc phục. Nếu quá thời gian, chủ trang trại không xử lý dứt điểm, thì huyện sẽ xử lý mức tiếp theo. Có thể phải đình chỉ hoạt động trang trại”, ông Ấn nói.

Còn ông Tống Minh Hóa - Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Bá Thước, thừa nhận trong việc tham mưu, đề xuất và chấp thuận cho gia đình bà Liên xây dựng trang trại lợn này là “có phần hơi ẩu”.

“Về thẩm quyền của UBND huyện chấp thuận chủ trương đầu tư là không sai. Vì quy mô trang trại nuôi dưới 1.000 con lợn, vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng và vị trí trang trại không có mặt tiếp giáp với tỉnh lộ hay quốc lộ... theo Quyết định số: 22/2018/QĐ-UBND, ngày 10/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa”, ông Hóa nói.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ