Rước họa vì quảng cáo BoniDiabet gian dối

GD&TĐ - Bệnh nhân tiểu đường có thể chuốc hoạ vào thân nếu tin theo lời quảng cáo sai sự thật về sản phẩm BoniDiabet.

Một bài tiếp thị sai sự thật về sản phẩm BoniDiabet có thể khiến bệnh nhân tiểu đường hiểu nhầm sản phẩm thay thế thuốc chữa bệnh.
Một bài tiếp thị sai sự thật về sản phẩm BoniDiabet có thể khiến bệnh nhân tiểu đường hiểu nhầm sản phẩm thay thế thuốc chữa bệnh.

Có nên bỏ thuốc tây để dùng BoniDiabet?

Bệnh tiểu đường có 3 loại, tiểu đường tuýp 3, tuýp 2 và tuýp 1. Trong đó, tiểu đường tuýp 3 là loại nhẹ nhất, thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nên còn được gọi là tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường tuýp 2 là dạng cơ thể vẫn có thể sản sinh ra insulin nhưng với lượng ít, hoặc cơ thể vẫn sản sinh insulin nhưng không tự tiếp nhận được. Loại tiểu đường này có thể chữa được bằng việc tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt của bác sĩ và tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Còn tiểu đường tuýp 1 là thể nặng nhất.

Lúc này, cơ thể không thể sản sinh ra insulin và cũng không tiếp nhận được insulin nữa. Vì vậy, bệnh nhân phải tiêm insulin và uống thuốc để giúp cơ thể tiếp nhận dễ hơn. Thể này không thể hồi phục mà phải duy trì sự sống bằng việc tiêm insuline và uống thuốc tây suốt đời.

Tuy nhiên, nhiều quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ BoniDiabet miêu tả bệnh nhân sau khi dùng sản phẩm này đã giảm hoặc bỏ được thuốc tây và insulin. Nhưng quảng cáo không nói rõ bệnh nhân bị tiểu đường tuýp mấy. Đây là điều vô lý và cần cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.

Cụ thể, trên trang yhocdoisong.net.vn có bài “Có BoniDiabet - chiến thắng bệnh tiểu đường quá đơn giản”. Bài viết mô tả quá trình điều trị tiểu đường của ông Ma Kim Ký, 66 tuổi, trú tại tỉnh Đắk Nông. Ông Ký được phát hiện bệnh tiểu đường từ năm 2012.

Sau quá trình điều trị nhiều năm không khỏi, một hôm, ông Ký ra hiệu thuốc hỏi dược sĩ thì được tư vấn dùng sản phẩm BoniDiabet có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ và Canada. Ông Ký uống BoniDiabet một thời gian thì bệnh khỏi hẳn. Thậm chí, ông bỏ cả thuốc tây để uống BoniDiabet...

Hay trên trang biquyetsongkhoe.org cũng có nhiều bài quảng bá với nội dung miêu tả quá trình phát hiện bệnh tiểu đường của bệnh nhân, sau đó được người quen giới thiệu hoặc ra nhà thuốc hỏi thì được tư vấn dùng sản phẩm BoniDiabet. Sau một thời gian sử dụng thì bệnh nhân gần như không dùng thuốc tây theo kê đơn của bác sĩ.

Có thể ví như bài: “Dùng BoniDiabet tôi bỏ gần hết cả thuốc tây và insulin” trên trang biquyetsongkhoe.org, viết về bệnh nhân Trịnh Ngọc Vĩnh, trú tại Quảng Ninh, sau 4 năm uống BoniDiabet đến nay, ông Vĩnh bỏ hẳn thuốc tây và insulin.

BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp của Bộ Y tế cho rằng: Thực phẩm chức năng không có tác dụng chữa bệnh. Việc thực phẩm quảng cáo thay thế thuốc đều bị pháp luật nghiêm cấm. Vì vậy, người dân cần nêu cao cảnh giác trước các quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, quảng cáo lừa đảo người tiêu dùng.

Sản phẩm BoniDiabet và BoniDiabet+ đều do nhóm pháp nhân có tên bà Phạm Thị Thanh Thuỷ đứng đầu, các trang web lậu đều có số điện thoại tiếp thị của đơn vị phân phối chính thức.
Sản phẩm BoniDiabet và BoniDiabet+ đều do nhóm pháp nhân có tên bà Phạm Thị Thanh Thuỷ đứng đầu, các trang web lậu đều có số điện thoại tiếp thị của đơn vị phân phối chính thức.

Ai chịu trách nhiệm việc quảng cáo BoniDiabet gian dối

Hiện, trên thị trường có 2 sản phẩm BoniDiabet được đăng ký và cũng được gắn trên các quảng cáo có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng.

Đó là sản phẩm BoniDiabet và BoniDiabet+. Sản phẩm BoniDiabet do Công ty Viva Pharmaceutical Inc, địa chỉ tại 13880 Viking Place, Ricnmond, B.C. Canada V6V 1 K8 sản xuất. Nó được cấp số đăng ký năm 2014 và giấy phép quảng cáo năm 2015. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm là Công ty TNHH vật tư kỹ thuật và công nghệ môi trường, địa chỉ tại số 11, ngõ 470, đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Sản phẩm BoniDiabet+ được sản xuất tại Công ty J&E International Corp, địa chỉ số 1365, Stonegete Way Ferndale, WA, 98248 - 7824, Mỹ. Chịu trách nhiệm sản phẩm là Công ty TNHH Thiết bị Y tế Minh Duy, địa chỉ tại số 281, Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Phân phối bởi Công ty TNHH TM Botania.

Ngoài ra, Sản phẩm BoniDiabet+ còn được nhập khẩu và chịu trách nhiệm bởi Công ty TNHH Univiva, tại số 281, Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.

Cả 4 công ty tại Việt Nam chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, phân phối, tiếp thị đều do một nhóm pháp nhân điều hành. Cụ thể, Công ty TNHH vật tư kỹ thuật và công nghệ môi trường, Công ty TNHH TM Botania và Công ty TNHH Univiva đều có tên bà Phạm Thị Thanh Thủy là người đại diện pháp luật. Riêng Công ty TNHH Univiva đến nay đã đăng ký điều chỉnh pháp nhân chịu trách nhiệm từ bà Thủy sang tên Bùi Thanh Soạn.

Còn Công ty TNHH Thiết bị Y tế Minh Duy do pháp nhân Nguyễn Khắc Hoàng đứng tên. Phòng giao dịch của công ty này cũng chính là địa điểm kinh doanh liên quan đến 3 công ty còn lại.

Như vậy, chịu trách nhiệm trong việc đưa sản phẩm ra thị trường, tiếp thị, quảng cáo vẫn là nhóm pháp nhân liên quan bà Phạm Thị Thanh Thuỷ.

Đại diện truyền thông của Công ty TNHH TM Botania khẳng định không liên quan đến các quảng cáo có nội dung sai sự thật và hoàn toàn không chịu trách nhiệm về việc này. Tuy nhiên, người phụ trách truyền thông của Botania cũng thừa nhận có bán hàng cho một số nơi như chợ thuốc hoặc các đại lý thứ cấp.

Hiện hầu hết những trang web bán sản phẩm BoniDiabet và BoniDiabet+ đều gắn số điện thoại chăm sóc khách hàng là tổng đài của Công ty TNHH TM Botania.

Liên quan việc này, Chuyên gia pháp lý Nguyễn Gia Hải, Công ty Luật Thiên Minh, Đoàn Luật Sư Hà Nội cho rằng: Phía cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra để giải thích rõ cho người dân hiểu. Trong trường hợp các đại lý thứ cấp của Công ty TNHH TM Botania thực hiện các quảng cáo trái quy định thì công ty chịu trách nhiệm phân phối, tiếp thị vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trường hợp các quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng về sản phẩm BoniDiabet nhưng không phải là đại lý hợp pháp của đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu, phân phối thì cơ quan chức năng cần điều tra về dấu hiệu bán hàng giả, hàng nhái và xử lý theo quy định của pháp luật.    

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.