Bộ xương thứ hai dưới ngôi mộ tiết lộ vụ án cha giết con

Khi chuyển mộ cho bố, người đàn ông Trung Quốc bỗng thấy có một thi thể nữa ở đây.

Bộ xương thứ hai dưới ngôi mộ tiết lộ vụ án cha giết con
bo xuong thu hai duoi ngoi mo tiet lo vu an cha giet con hinh anh 1

Ảnh minh họa.

Ngày 25.12.2003, ông Triệu ở khu tự trị Nội Mông Cổ (Trung Quốc) di dời phần mộ của cha mình về gần mộ của mẹ. Nhưng mới đào được một lát, ông phát hiện dưới mộ có thi thể lạ.

Nhà chức trách xác định người này là đàn ông, cao khoảng 1m72, tuổi 25-35, bị giết từ 5 đến 8 năm trước. Căn cứ đặc điểm quần áo, lót giày, cảnh sát cho rằng nạn nhân có thể là người bản xứ.

Theo ông Triệu, cha ông mất năm 1997. Một năm sau, gia đình phát hiện mộ bị sụp xuống tạo thành một hốc sâu. Năm 1998 là năm nhuận, theo phong tục tập quán ở đây, năm nhuận không được lấp đất nên ông vẫn để nguyên. Đến tiết thanh minh năm 1999, ông và người nhà mới kéo mấy xe đất đến lấp lại.

Ngôi mộ bị sụp năm 1998, phù hợp với thời gian xảy ra án mạng. Hơn nữa người bị hại mặc áo khoác, trên áo còn dính than lò sưởi, cảnh sát suy đoán vụ án có thể xảy ra vào mùa đông năm 1998.

Nạn nhân là ai? Tại sao mất tích năm sáu năm mà không có ai đi trình báo? Vì sao người này lại bị giết? Hung thủ và nạn nhân có quan hệ thế nào? Một tổ chuyên án sáu người được thành lập để trả lời những câu hỏi này.

Tổ chuyên án nhận định hiện trường vụ án cách đây không xa. Nơi này giao thông không thuận tiện, hung thủ không thể mang xác nạn nhân từ hàng chục cây số đến đây chôn được.

Tổ chuyên án chia làm ba nhóm, điều tra toàn bộ những người trong phạm vi 3 km xung quanh, là nam giới, tuổi từ 25 đến 35, biến mất hoặc ra ngoài làm thuê năm 1998 sau đó không quay về nữa. Trong phạm vi này có hơn 2.000 hộ gia đình, hơn 8.000 người, lượng công việc là rất lớn.

Tại thôn Long Loan cách đó hai km, cảnh sát nhận được tin: Năm 1995, con gái ông Hách Văn Minh lấy chồng tên là Vương Đại Tráng nhưng chỉ được một năm đã ly hôn. Sau đó, Tráng thường xuyên đến nhà ông Minh gây rối, lần ầm ĩ nhất chính là mùa đông năm 1998. Khi đó chỉ có vợ chồng ông Minh ở nhà, con gái ông đã tái giá về nhà chồng mới.

Tráng đến đòi vợ chồng ông trả lại vợ cho mình. Không được cho vào nhà, Tráng tức giận chửi bới to tiếng, người dân xung quanh còn đến xem. Sau đó không ai biết Tráng về lúc nào, về kiểu gì, chỉ biết từ đó trở đi không bao giờ thấy anh ta nữa.

Khi đó Tráng khoảng 30 tuổi, cao khoảng 1m70, phù hợp với kết luận của pháp y. Cảnh sát nghi ngờ Tráng đã bị người nhà ông Minh sát hại nên lập tức đi tới quê nhà Tráng để điều tra.

Kết quả điều tra cho thấy Tráng và cha mẹ đã chuyển đến thành phố Bao Đầu năm 1997, không về quê lần nào nữa. Nhưng tại thành phố Bao Đầu, cảnh sát không tìm được thông tin gì về Tráng.

Trong lúc tiếp tục điều tra về tung tích của Tráng, cảnh sát lại tìm được một đầu mối khác. Tại thôn Bạch Sơn cách hiện trường khoảng một km vào mùa đông năm 1998, người chăn cừu họ Liễu đột nhiên mất tích. Người này cũng cao khoảng 1m70, khoảng 30 tuổi.

Người dân trong thôn nói hôm đó Liễu đến ăn cơm ở nhà một người nuôi cừu tên là Lý Chính Kỳ, hôm sau Liễu bỗng biến mất.

Người cuối cùng tiếp xúc với Liễu chính là Kỳ. Kỳ nói Liễu chê làm việc ở đây không kiếm được nhiều tiền nên đến nơi khác chăn cừu thuê. Nhưng một thôn dân khác nói hôm sau cừu nhà mình không có người chăn nên tới nhà Liễu tìm, lại thấy đồ đạc quần áo trong nhà vẫn còn nguyên.

Cảnh sát thắc mắc Liễu đi vội vàng thế nào cũng không thể không mang hành lí? Hơn nữa người trong thôn còn chưa thanh toán tiền công cho Liễu, tổng cộng khoảng 7.000-8.000 nhân dân tệ. Liễu chê ở đây không kiếm được nhiều tiền nên đi nơi khác làm thuê, nhưng không thể chưa nhận tiền công đã đi được.

Theo CCTV, sau hai tháng điều tra, cảnh sát làm rõ 173 trường hợp bỏ đi từ năm 1998 tới nay không về. Ngoài Vương Đại Tráng, 171 người khác đều đã tìm được, còn Liễu vẫn mất tích nhưng được xác định không phải nạn nhân. Vậy nạn nhân có phải là Tráng không?

Không có manh mối nào, tổ chuyên án quyết định quay lại các thôn hỏi thăm một lần nữa. Lần này quả nhiên có phát hiện mới. Cán bộ thôn là Lưu Hữu Phúc có con út Lưu Vĩnh Hồng biến mất từ mùa đông năm 1998.

Đầu những năm 1970, Phúc sinh con thứ tư nên cho một người quen họ Hình ở tỉnh Sơn Tây làm con nuôi, đặt tên Hình Hải. Khi trưởng thành, Hải chê nhà cha mẹ nuôi nghèo nên quay về nhận cha mẹ đẻ. Phúc đổi tên con thành Lưu Vĩnh Hồng.

Mùa đông năm 1998, Hồng đột nhiên biến mất, Phúc nói Hồng đã về nhà cha mẹ nuôi ở Sơn Tây. Hồng cao khoảng 1m7, lúc đó 27 tuổi.

Các điều tra viên lên đường đến Sơn Tây, mẹ nuôi của Hồng nói từ khi về Nội Mông Cổ nhận cha mẹ, Hồng không quay lại đây. Cảnh sát lấy mẫu máu của vợ chồng Phúc và kết quả cho thấy có quan hệ cha mẹ - con cái với nạn nhân.

Phúc lúc này mới nhận tội, khai rất vui khi Hồng về nhận cha mẹ, nhưng một thời gian sau, Hồng mới bộc lộ những thói hư tật xấu. Phúc dạy dỗ song đứa con hỗn hào còn đánh chửi lại. Một ngày, Hồng cầm dao đe dọa nói nếu không cho tiền sẽ giết khiến Phúc tức giận gây án. Thấy một ngôi mộ sụp xuống thành hố sâu, Phúc liền chôn con xuống đó để phi tang.

Tháng 12.2004, Phúc bị tuyên án 10 năm tù vì tội cố ý giết người. Các con trai của Phúc cũng bị phạt án tù treo vì che giấu và không tối giác tội phạm.

Theo Danviet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quyền và trách nhiệm công vụ

GD&TĐ - Có thể thấy, để có nền công vụ hiệu lực, hiệu quả, ngoài các quy định pháp luật, yếu tố quan trọng là tinh thần trách nhiệm.