Bà Diệp Thảo cáo ốm xin hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ ly hôn

GD&TĐ - Sáng nay (18/11), TAND cấp cao tại TPHCM mở lại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV TNI). 

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến dự phiên tòa sáng 18/11 từ rất sớm
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến dự phiên tòa sáng 18/11 từ rất sớm

Phiên tòa được HĐXX thông báo xử kín, người yêu cầu xử kín là ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trước đây (11/9), bà Lê Hoàng Diệp Thảo có đơn đề nghị xét xử kín vì cho rằng nội dung việc "tranh chấp ly hôn" liên quan đến bí mật gia đình, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh và ảnh hưởng đến cuộc sống các con. Nhưng phiên tòa đã 2 lần hoãn do bà Lê Hoàng Diệp Thảo có đơn xin hoãn. Đến ngày 11/11, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại có đơn gửi TAND cấp cao tại TPHCM, yêu cầu mở phiên tòa công khai.

Tuy nhiên, sáng nay đại diện truyền thông của bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho biết bà Thảo lại có đơn xin hoãn phiên toà vì sức khoẻ không đảm bảo.

Ông Vũ đến tòa rất sớm khoảng 7h sáng. Một luật sư cho biết, theo luật quy định, đương sự được xin hoãn tối đa 2 lần, trừ lý do bất khả kháng tòa sẽ xem xét. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cho rằng đây là lần thứ 3 bà Thảo xin hoãn phiên tòa. Do đó, cơ quan công tố đề nghị tòa xem xét để đảm bảo việc xét xử.

Sau khi hội ý, HĐXX tuyên bố tạm hoãn phiên xử buổi sáng để xác minh bà Thảo có thực sự ốm, đang nằm viện hay không và sẽ tiếp tục phiên tòa vào buổi chiều.

Ở phiên tòa lần trước, HĐXX ấn định ngày xét xử 18-20/11 và thông báo nếu bà Thảo tiếp tục vắng mặt sẽ không xem xét kháng cáo của bà. Đến lúc này, tòa vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có xét xử vắng mặt bà Thảo hay không.

Một diễn biến khác, chiều 17/11, bà Diệp Thảo có buổi gặp gỡ phóng viên và phủ nhận tất cả những tố cáo từ tập đoàn Trung Nguyên.

Bà Diệp Thảo chia sẻ thông tin với báo chí chiều 17/11
 Bà Diệp Thảo chia sẻ thông tin với báo chí chiều 17/11

Đồng thời, bà Thảo cho rằng đã 3 lần đưa tiền cho ông Vũ để cứu nguy Trung Nguyên, bởi những quyết định sai lầm và nguy cơ dẫn đến phá sản Trung Nguyên từ năm 1997.

"Tôi luôn nỗ lực vun đắp gây dựng vì đây là vốn quý báu của quốc gia, điều mà câu chuyện thương hiệu đặc sắc Trung Nguyên và G7 đã đột phá đi lên cùng tiến trình phát triển của đất nước.

Công sức của tôi là vô cùng to lớn, cho cả sự nghiệp của Trung Nguyên, Thương hiệu Trung Nguyên và Thương hiệu G7. Thế nhưng, bản án sơ thẩm đã định giá quy đổi chỉ có hơn 1 năm lợi nhuận mà Công ty làm ra. Hết sức vô lý và bất công" - bà Thảo nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Tiết 0” môn Ngữ văn tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: NTCC

Nhiều mô hình hay hỗ trợ học sinh

GD&TĐ - Mô hình “tiết 0” hay “trường giúp trường” đã và đang phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong việc hỗ trợ HS lớp 9 ở Hà Nội ôn thi vào lớp 10.