Phản ứng của Moscow về trần giá dầu khiến EU và G7 bối rối

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga đã gây trở ngại cho EU và G7 bằng phản ứng của họ đối với việc áp trần giá dầu, nhà báo Silvia Amaro của tờ CNBC cho biết.

Phản ứng của Moscow về trần giá dầu khiến EU và G7 bối rối

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) cùng với Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã thống nhất đặt giá trần cho dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng vào cuối năm ngoái.

Giới quan sát cho rằng vào tháng 3/2023 các hạn chế sẽ được xem xét và sửa đổi, nhưng cuối cùng EU và G7 không dám hạ trần, bất chấp việc một số nước châu Âu yêu cầu điều này phải được thực hiện để tiếp tục làm giảm thu nhập của Nga.

Dự kiến ​​​​lần thay đổi tới sẽ được thảo luận vào tháng 5/2023, nhưng như tác giả viết, mức trần nhiều khả năng sẽ được giữ nguyên vì một số lý do.

Đầu tiên, G7 tự tin rằng những hạn chế hiện tại có hiệu quả. Thứ hai, các nước OPEC+ bất ngờ giảm sản lượng khai thác khiến giá dầu tăng. Lý do thứ ba dường như là sự thiếu hiểu biết về việc liệu giá trần có thực sự hiệu quả hay không.

Phương Tây chưa thể đi tới thống nhất về việc hạ mức giá trần dầu mỏ của Nga.

Phương Tây chưa thể đi tới thống nhất về việc hạ mức giá trần dầu mỏ của Nga.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ - bà Janet Yellen cho biết vào cuối tháng 2/2023 rằng hạn chế này có "tác động tiêu cực đáng kể" đối với Nga.

Chuyên gia Jacob Kierkegaard, một thành viên cấp cao đến từ Quỹ Marshall của Đức cho biết lời nói của bà Yellen được đại diện EU và G7 ủng hộ, nhưng trên thực tế, phương Tây chưa có đánh giá thực sự chi tiết.

Ông Kierkegaard nhấn mạnh: “Có sự bất đồng rộng rãi về việc liệu biện pháp hạn chế thông qua giá trần dầu mỏ có thu được hiệu quả hay không".

Nhà phân tích cho rằng Nga đã thực hiện một số biện pháp để chống lại lệnh trừng phạt và bảo vệ dòng dầu của mình.

Cụ thể, giải pháp của Moskva là thành lập một hạm đội "tàu chở dầu ma" để đưa năng lượng của mình ra với thế giới.

Chính vì lý do này, G7 và EU không thể xác định tác động của trần giá đối với Nga và thương mại dầu mỏ của nước này, hoặc thậm chí đánh giá liệu biện pháp trên có hợp lý hay không.

Theo CNBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ