Phần mềm gián điệp trên hệ điều hành Android tăng chóng mặt

GD&TĐ - Hãng bảo mật Kaspersky Lab tại Việt Nam cho biết, không gian mạng đang tràn ngập các phần mềm gián điệp nhắm tới hệ điều hành Android.

Phần mềm gián điệp trên hệ điều hành Android tăng chóng mặt

Thống kê của hãng chỉ ra rằng, trong 9 tháng đầu năm 2017, hơn 120.000 người dùng sản phẩm Kaspersky Lab gặp phải phần mềm gián điệp thương mại (spyware) - gần gấp đôi trong cùng kỳ năm 2016 (trên 70.000).

Spyware là một loại phần mềm bí mật thu thập thông tin người dùng và gửi dữ liệu tới hacker. Nó cũng có thể nắm quyền kiểm soát một thiết bị mà người dùng không hề biết.

Các ứng dụng này thường được sử dụng để ăn cắp và thu thập tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi và ghi âm, GPS theo dõi, dữ liệu trình duyệt, lưu trữ đa phương tiện và sổ địa chỉ. Đặc biệt, spyware thậm chí có thể truy cập tài khoản mạng xã hội của nạn nhân và các ứng dụng tin nhắn…

Để hạn chế thiết bị nhiễm spyware, chuyên gia của Kaspersky Lab khuyến nghị người dùng không nên root (giành quyền kiểm soát) thiết bị Android bởi điều này “sẽ mở ra khả năng gần như không hạn chế đối với các ứng dụng độc hại.”

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên vô hiệu hóa khả năng cài đặt các ứng dụng từ các nguồn khác ngoài các cửa hàng ứng dụng chính thức; giữ phiên bản hệ điều hành của thiết bị được cập nhật, để giảm lỗ hổng trong phần mềm và giảm nguy cơ tấn công; cài đặt một giải pháp bảo mật; bảo vệ điện thoại bằng mật khẩu, mã pin.

Theo Kaspersky Lab

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.