Nguyên do bởi các hạt virus nCoV có khả năng bám vào bề mặt các hạt phấn hoa nhỏ và được gió mang đi xa khiến làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Các hạt virus vốn có khả năng lơ lửng trong không khí, sau khi người bệnh ho/hắt hơi nó sẽ bám vào phấn hoa và được gió mang đi.
Vì thế, nếu người hít phải những hạt phấn hoa có mang virus nCoV trên bề mặt, rủi ro lây nhiễm trong không khí sẽ xảy ra, đặc biệt ở những nơi đông người.
“Thực tế, mỗi hạt phấn hoa mang được tới hàng trăm hạt virus”, Tiến sĩ Dimitris Drikakis tại Đại học Nicosia, khẳng định: “Lúc cao điểm, cây cối có thể phát tán tới 1.500 hạt phấn trong mỗi mét khối không khí/ngày”.
Các nhà khoa học đã sử dụng máy tính để mô phỏng cách phấn hoa của cây liễu di chuyển trong không khí. Theo đó, vào mùa xuân, phấn hoa mang virus bị gió thổi bay xa khoảng 50m, đi qua đám đông chừng 100 người chỉ trong chưa đầy một phút.
“Gió có thể thổi các hạt phấn bay xa hơn nhiều, do đó mọi người nên tránh tụ tập gần những cây hoa trong mùa thụ phấn”, các nhà khoa học cảnh báo.
“Chỉ cần trong đám đông có người nhiễm bệnh, các hạt virus sẽ bị văng ra bám vào bề mặt hạt phấn. Các hạt phấn mang mầm virus sẽ được gió mang đi trong không khí, ngoài các giọt bắn do ho hoặc hắt xì”, Tiến sĩ Drikakis nói thêm.
Video: Mô phỏng gió đưa phấn hoa mang virus về phía đám đông.
Do các hạt phấn hoa rất nhỏ, dễ dàng được gió mang đi xa có khi lên tới hàng chục km tính từ gốc cây.
“Chúng bay xa hơn nhiều giọt bắn, lại không bốc hơi hoàn toàn. Vì vậy, hạt phấn hoa có thể phát tán virus trong không khí với tốc độ cao hơn giọt nước bọt”, Drikakis quả quyết.
Nhóm nghiên cũng cho rằng, ảnh hưởng của phấn hoa đối với sự lây lan Covid-19 cho thấy việc giãn cách 2m được quy định ở nhiều quốc gia vẫn chưa đủ.
Từ đó, nhóm đề xuất dựa trên mức độ phấn hoa ở mỗi nơi cụ thể mà đưa ra những chỉ dẫn nhằm hạn chế nguy cơ dịch bệnh lây lan.
Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Physics of Fluids.