Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum: 10 năm – Hành trình một học hiệu

GD&TĐ - Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum được thành lập ngày 14/02/2007 theo Quyết định số 893 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Phân hiệu là cơ sở đào tạo trực thuộc Đại học Đà Nẵng, có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và tạo động lực để phát triển bền vững các tỉnh Tây Nguyên và khu Tam Giác phát triển Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tập thể cán bộ, giáo viên Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum trong lễ khai giảng năm học 2016 - 2017
Tập thể cán bộ, giáo viên Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum trong lễ khai giảng năm học 2016 - 2017

10 năm kể từ ngày thành lập, Phân hiệu của ĐH Đà Nẵng trở thành một điểm sáng trên bản đồ chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam ở khu vực Tây Nguyên và là phân hiệu của ĐH Vùng có sự phát triển nhanh và vượt bậc trên bản đồ giáo dục đại học Việt Nam.

Hiện đại và đồng bộ trong đầu tư CSVC

Sau 10 năm thành lập, CSVC của Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum đã có những chuyển biến vượt bậc ở cả 2 cơ sở so với lúc mới thành lập. Khu vực giảng đường được đầu tư cải tạo và hoàn thiện các tính năng cần thiết cho quá trình giảng dạy và học tập với các trang thiết bị như máy chiếu, hệ thống internet không dây bao phủ.

Khu thư viện và tự học có sức chưa trên 300 chỗ ngồi, không gian thoáng mát, trang bị đầy đủ các loại sách và tài liệu tham khảo cho SV đọc và thảo luận nhóm. Ký túc xá SV phục vụ nhu cầu ăn ở cho hơn 500 sinh viên, hệ thống điện nước, mạng internet wifi đảm bảo. Đặc biệt là khu nhà đa năng với sức chứa lên đến 1000 ngàn SV, phục vụ các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa, tọa đàm, phòng vi tính, thư viện, hội trường.

Các tiện ích khác cho sinh viên như căn tin, sân thể dục, vườn thực nghiệm, … cũng được đầu tư. Ngoài ra, toàn bộ cơ sở hai cũng được tu sửa và nâng cấp kèm theo một sân bóng mini hiện đại. Nhìn chung, là một cơ sở đào tạo đại học ở vùng cao nhưng Phân hiệu ĐHĐN có thể làm hài lòng, thậm chí tạo ấn tượng rất tốt với các đối tác, phụ huynh, học sinh ngay từ cái nhìn đầu tiên khi bước vào khuôn viên của trường.

Mới đây nhất, Bộ GD&ĐT đã quyết định đầu tư xây dựng mới nhiều hạng mục công trình tại Phân hiệu với tổng kinh phí trên 110 tỷ đồng, gồm một nhà đa năng, giảng đường và nhà công vụ tại cơ sở 1, nhà tập luyện thể dục thể thao tại cơ sở 2 và hoàn chỉnh khuôn viên cả 2 cơ sở. Quyết định đầu tư này sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hoàn chỉnh CSVC phục vụ đào tạo, NCKH của toàn trường trong thời gian đến.

Đào tạo theo định hướng ứng dụng

Đến nay, Phân hiệu đã đào tạo trên 9000 cử nhân và kỹ sư thuộc 15 ngành đào tạo từ Quản lý kinh tế, Tài chính, Thương mại - Du lịch, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật Điện, Luật kinh tế... và các ngành sư phạm.

Từ năm 2009, nhà trường còn liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ, đến nay đã có trên 900 thạc sĩ thuộc các chuyên ngành khác nhau tốt nghiệp. Các thế hệ SV của Phân hiệu đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, trong đó các tỉnh Tây Nguyên chiếm trên 60%. Số lượng SV đầu ra của các bậc học và hệ đào tạo đạt trên 95%.

Điều đáng mừng là theo các khảo sát điều tra gần đây nhất thì trong tổng số 1895 SV ĐH và 369 học viên cao học đã tốt nghiệp, số lượng SV tốt nghiệp ra trường có việc làm xấp xỉ 90%. Những cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp từ trường hiện đang làm việc tại địa phương và các tỉnh lân cận, trong đó có không ít cá nhân thành đạt, khởi nghiệp thành công hoặc hiện đang nắm giữ các trọng trách tại các địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức khác ở khu vực Tây Nguyên.

PGS.TS Đặng Văn Mỹ - Giám đốc Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum cho biết: “Trở thành cơ sở giáo dục ĐH tại khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng, một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà nhà trường xác định trong sứ mệnh của mình phải là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, quản lý, nông lâm nghiệp chất lượng cao và cung cấp các dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững KT-XH của khu vực Tây Nguyên, thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia".

Nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu chỉnh các chương trình đào tạoCTĐT) theo định hướng ứng dụng; tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng CSVC đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu ứng dụng... Chính những điều đó đã tạo nên những bước phát triển đột phá cả về qui mô, chất lượng đào tạo, nghiên cứu chuyển giao và hợp tác quốc tế”.

Là cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn Tây Nguyên, với đặc thù nhiều tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp, ngoài CTĐT chung của các trường thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng, Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum đã chủ động kết hợp với các giảng viên đầu ngành của ĐH Đà Nẵng thay đổi chương trình đào tạo cho phù hợp, bổ sung các học phần như kỹ thuật nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Quản trị trang trại... đồng thời định hướng giảng dạy ứng dụng các lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến các tổ chức KT-XH trên địa bàn.

Nhờ đó, SV của trường dễ dàng tiếp thu và thích nghi với môi trường nghề nghiệp sau khi ra trường. Gần như trong tất cả các học phần của tất cả các CTĐT đều có bài tập tình huống, thí nghiệm, thực hành, đi thực tế kiến tập và thực tập, sự tham gia của các nhà quản lý và hoạch định chính sách vào quá trình giảng dạy, thay đổi cách thức đánh giá SV... là những vấn đề lớn mà nhà trường đã triệt để thực hiện những năm qua.

Triết lý giáo dục ĐH theo định hướng ứng dụng tuy còn mới mẽ ở nước ta, nhưng bằng chủ trương đúng đắn, hoạch định chiến lược và sách lược cho quá trình chuyển đổi, mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng của trường đã dần dần hình thành rõ nét và đã ứng dụng triểt để trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo, tạo diện mạo mới cho nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học ở Tây Nguyên.

Đoàn và hội SV của nhà trường cũng đã hình thành và tổ chức hoạt động có hiệu quả các câu lạc bộ năng khiếu và nghề nghiệp, tạo sân chơi bổ ích cũng như góp phần rèn luyện kỹ năng, thái độ cho SV, giúp các em thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này.

Phần lớn các giảng viên khi tham gia giảng dạy ở Phân hiệu đều khẳng định chất lượng học tập của SV ở Phân hiệu không cách xa với học tập ở các trường ĐH công lập đồng bằng, đây là động lực giúp Phân hiệu ngày càng cố gắng hơn trong nhiệm vụ của mình.

Nghiên cứu và chuyển giao

Trong vòng 5 năm trở lại đây, đội ngũ giảng viên và viên chức của trường liên tục tăng, cả về số lượng và chất lượng. Tính đến 12/2016, Phân hiệu có tổng cộng 100 cán bộ giảng viên, phân bố đồng đều ở 3 khoa và 6 phòng ban.

Trong đó, có 1 Phó giáo sư-tiến sĩ, 1 tiến sĩ, 45 thạc sỹ, 40 Cử nhân, kỹ sư và một số hiện vẫn đang học tập, làm nghiên cứu sinh ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Úc, Pháp, Ireland, Nhật Bản, Đài Loan... Đội ngũ cán bộ viên chức cũng được chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, trang bị phương tiện làm việc và quản lý theo mô hình đào tạo định hướng ứng dụng.

Trong các hoạt động khoa học và công nghệ, một trong những kết quả đạt được có giá trị cao mà Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum có được là phần lớn giảng viên đã nhận thức được tầm quan trọng của NCKH và chuyển giao công nghệ trong giảng dạy ĐH.

Đến nay, nhà trường đã thực hiện 94 đề tài các cấp, trong đó có 7 đề tài cấp Bộ, 4 đề tài cấp Tỉnh, 22 đề tài cấp ĐHĐN và 61 đề tài cấp trường. Hầu hết các nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, được chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm chia sẻ và đưa kết quả nghiên cứu vào thực tế, từng bước làm thay đổi diện mạo Tây Nguyên theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Trong giai đoạn 2011-2016, nhà trường đã công bố 6 bài nghiên cứu trên các tạp chí ISI, 11 bài nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có chỉ số ISSN, 75 bài nghiên cứu trên các tạp chí trong nước có chỉ số ISSN, 16 bài nghiên cứu trên các kỷ yếu hội thảo quốc tế và 36 bài nghiên cứu trên các kỷ yếu hội thảo trong nước.

PGS.TS Đặng Văn Mỹ chia sẻ: “10 năm chưa phải là một hành trình dài, nhưng tập thể lãnh đạo, CBVC và các thế hệ SV nhà trường đều đang đang tiếp tục miệt mài hun đúc trí tuệ và tài năng vì một Tây Nguyên phát triển.

Nhà trường đang trong quá trình tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển của mình, “xây dựng phân hiệu trở thành một cơ sở giáo dục ĐH đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, với quá trình triển khai sâu rộng mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, chuyển giao và phối hợp với các đối tác quốc tế, nâng cao tầm vóc và khả năng cung cấp dịch vụ đào tạo một cách có chất lượng, thực hiện quản trị đại học tiên tiến" với những bước đi vững chắc nhằm cung cấp môi trường học tập thường xuyện và có chất lượng cho cộng đồng các dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.