Phân biệt căn bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp

 Bệnh về huyết áp là một trong những căn bệnh đặc trưng của thế kỷ 21. Điều đáng chú ý ở đây là hiện nay, số người bị các bệnh về huyết áp ở Việt Nam đang có nguy cơ tăng dần.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Huyết áp cao - Tăng huyết áp

Huyết áp là một chỉ số dùng để biểu thị khả năng bơm máu của tim ra mạch máu và kháng lực của các mạch máu. Và huyết áp cao là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm không chỉ bởi bản thân nó mà con bởi các biến chứng mà nó gây ra có thể dẫn đến tử vong và để lại những di chứng nặng nề (như tai biến mạch máu não).

Trị số huyết áp của 1 người bình thường dao động trong khoảng từ 90/60mmHg - 139/89mmHg và thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và từng thời điểm khác nhau trong ngày, theo từng mùa, hay thậm chí theo đặc thù của từng cơ thể.

Tăng huyết áp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh tăng huyết áp không rõ nguyên nhân có thể chiếm từ 90 - 95% các trường hợp. Tăng huyết áp có nguyên nhân là hậu quả của một vài bệnh lý khác gây ra như hẹp động mạch thận, cường giáp, thuốc ngừa thai...

Huyết áp được gọi là cao khi từ 140/90mmHg trở lên và thấp khi trị số huyết áp nhỏ hơn 90/60mmHg thường xuyên. Nhiều trường hợp, bệnh nhân không có triệu chứng như thế nhưng đo huyết áp mới biết mình bị huyết áp cao. Vì vậy, triệu chứng như chóng mặt, mệt có thể gặp trong tăng huyết áp, tuy nhiên có thể gặp trong những bệnh lý như stress, các bệnh lý ở tai, mắt, bệnh lý thần kinh, nội tiết.

Người bệnh huyết áp cao, tăng huyết áp cần lưu ý

Nên cẩn trọng và tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt, theo dõi thường xuyên và giữ nhịp độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp. Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo cân đối các chất như đạm, chất béo, chất bột đường, muối ăn hay thậm chí là chất xơ từ rau, củ, quả… Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo.

Người bệnh cần đảm bảo thời lượng vận động hợp lý trong ngày. Đi bộ là hình thức tập luyện rất tốt nhờ tác dụng làm giảm áp lực trong máu và giúp tim sử dụng được nhiều oxy hơn gấp 4 đến 5 lần so với bình thường. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên đi bộ đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và những biến chứng do cao huyết áp gây ra.

Bên cạnh đó, tập hít thở sâu cũng rất tốt, đây là một thao tác rất đơn giản nhưng có tác dụng to lớn giúp bình ổn huyết áp. Hít thở sâu vừa có tác dụng giảm stress vừa tạo cơ hội cho người bệnh biết cách kiểm soát huyết áp của mình. Mỗi người có thể dành khoảng 10 phút vào mỗi tối hoặc sáng để hít thở. Hít thở càng sâu càng tốt.

Huyết áp thấp – Tụt huyết áp

Huyết áp thấp là khái niệm được dùng để chỉ những người có thể trạng huyết áp thấp, họ có sức khỏe tốt nhưng đo huyết áp lại thấp hơn những người cùng lứa tuổi. Đây không phải là bệnh, cần phân biệt với trường hợp tụt huyết áp.

Một người huyết áp có tâm thu bình thường trên 100mmHg nhưng một lúc nào đó huyết áp âm thu giảm xuống dưới 60mmHg, thì gọi là tụt huyết áp.

Nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp là do cơ thể giảm thể tích đột ngột (tiêu chảy, mất nhiều máu do tai nạn giao thông, xuất huyết tiêu hóa) hoặc do một số bệnh lý như suy tim, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng nặng.

Tụt huyết áp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, từ đó dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Những thói quen này nếu được lặp lại thường xuyên sẽ làm giảm trương lực của mạch máu và kết quả là tụt huyết áp. Rõ ràng là người hay bị tụt huyết áp rất cần có một chế độ ăn uống hợp lí, khoa học. Vậy nên ăn uống, tập luyện thế nào? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bị huyết áp thấp.

Người bệnh tụt huyết áp, bị huyết áp thấp cần lưu ý

Cố gắng duy trì 3 bữa ăn 1 ngày, có thể sử dụng một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho. Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo. Nên ăn nhiều muối hơn, ăn mặn có thể cải thiện tình trạng huyết áp thấp. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng vì ăn quá mặn sẽ nguy hiểm dễ gây tăng huyết áp khi nằm.

Nên uống nhiều nước hơn, khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

Người bị huyết áp thấp nên hạn chế một số thực phẩm như cà rốt, cà chua, táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa, các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương… vì đây là những thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp.

Tập luyện thể thao hàng ngày không chỉ tốt với người bình thường mà còn có tác dụng với người bị huyết áp thấp. Tuy nhiên người bệnh nên cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi. Nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.

Một số bài tập tốt cho người bị huyết áp thấp được biết đến như đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông, tập yoga…

Một điều rất quan trọng với người bị huyết áp thấp mà rất nhiều người bỏ qua đó là việc thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ. Theo lời khuyên đưa ra từ các chuyên gia sức khỏe, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm những trục trặc về sức khỏe để có hướng điều chỉnh ngay từ đầu.

Theo BVPL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...