Phải truy cả trách nhiệm người kinh doanh, buôn bán trái phép chất axít

GD&TĐ - Vụ tấn công bằng chất axít xảy ra vào chiều 2-7 do ông Lê Văn Hào (ngụ phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thực hiện, làm 04 người bị thương, đang gây bức xúc dư luận. Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng sử dụng chất axít vào mục đích phạm tội và cố ý gây thương tích cho người khác đang có chiều hướng gia tăng hiện nay.

Nạn nhân của hành vi tạt axit (ảnh minh họa, theo 24h)
Nạn nhân của hành vi tạt axit (ảnh minh họa, theo 24h)

Rất nhiều nạn nhân bị tạt axít phải chịu dựng những tổn thương ghê gớm về vật chất lẫn tinh thần như cơ thể bị bỏng nặng, gương mặt bị biến dạng, mù lòa, trầm cảm, tâm thần…và có nguy cơ bị tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời hoặc không có chi phí để chữa trị. Nhiều cô gái trẻ, người mẫu xinh đẹp chỉ vì bị tấn công bằng chất axít mà hủy hoại cả dung nhan, thành người tàn tật, mất đi tương lai tươi sáng của mình.

Đa số những vụ tấn công bằng chất axít thường là do ghen tuôn mù quáng, muốn hủy hoại dung nhan người khác để khỏi tranh giành người tình với mình. Điều đáng nói, đối tượng sử dụng chất axít để tấn công, trả thù thường rơi vào những người trẻ tuổi, bồng bột, thiếu ý thức.

Bên cạnh đó, việc tấn công bằng chất axít rất tiện lợi cho kẻ thủ ác như chỉ vài chục ngàn đồng là có thể mua đủ số lượng axít để sử dụng cho mục đích phạm tội; người bị tấn công thì đau đớn khủng khiếp và có thể gián tiếp làm cho nạn nhân tự kết liễu cuộc sống của mình, điều mà kẻ thủ ác luôn cảm thấy thỏa mãn. Đây cũng là động cơ và mục đích của kẻ phạm tội.

Việc xử lý hành vi phạm tội của hung thủ tấn công người khác bằng chất axít chưa đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa hành vi phạm tội. Khi kẻ thủ ác bị bắt thường khởi tố với hai tội danh “cố ý gây thương tích” và “giết người”. Tuy nhiên, với mục đích của hung thủ thường là hủy hoại dung nhan nạn nhân nên thông thường bị xử về tội “cố ý gây thương tích” quy định tại điều 104 Bộ luật Hình sự và mức án cao nhất chỉ là chung thân. Tuy nhiên, đa số nạn nhân bị tạt axít sau đó đều bị chết do hành vi phạm tội này.

Khi hung thủ bị bắt do tấn công nạn nhân bằng chất axít thì tùy theo tính chất, mức độ phạm tội sẽ bị truy tố, xét xử theo quy đinh của pháp luật, tuy nhiên pháp luật lại không quy định việc xử lý trách nhiệm của người sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất axít.

Bởi muốn thực hiện hành vi tạt axít cần phải có chất axít, nên hung thủ liên hệ đến người bán chất axít trái phép và người bán không cần biết người mua thực hiện việc gì hoặc có thể biết thông qua cử chỉ, hành vi, mục đích phạm tội của người mua nhưng cố tình bán, không ngăn chặn người phạm tội…Đây là lỗ hổng pháp lý dẫn đến người sản xuất, buôn bán, kinh doanh chất axít trái phép vô tình tiếp tay cho hủng thủ.

Chính vì vậy, cần tăng cường, quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và buôn bán chất axít hiện nay, cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người kinh doanh, buôn bán chất axít, họ có nghĩa vụ phải biết người mua dùng chất axít vào việc gì, đồng thời bắt buộc người mua phải có cam kết sử dụng chất axít vào mục đích được pháp luật cho phép.

Người kinh doanh, buôn bán chất axít phải có trách nhiệm theo dõi, quản lý người mua để cung cấp cho cơ quan công an khi có vụ việc phạm tội bằng chất axít xảy ra, đồng thời, người kinh doanh, buôn bán chất axít có thể bị truy tố về tội đồng phạm với người phạm tội nếu không tố giác tội phạm. Có như vậy, sẽ khắc phục tình trạng kinh doanh, buôn bán chất axít trái phép, tràn lan, mất kiểm soát và vô tình tiếp tay cho người phạm tội hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ