Ông Võ Văn Thưởng chúc Tết vị giáo sư có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam

Ông Võ Văn Thưởng chúc Tết vị giáo sư có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam

Đến thăm gia đình GS Lê Ngọc Trà, thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, ông Võ Văn Thưởng gửi lời chúc mừng nhân dịp năm mới 2020 và Tết cổ truyền sắp đến. Đặc biệt, ông Thưởng nhấn mạnh, Ðảng, Nhà nước luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn về lao động nghệ thuật, khoa học của GS.TSKH Lê Ngọc Trà. Trong nhiều năm qua, thầy Trà đã miệt mài nghiên cứu, khảo sát, hệ thống và biên soạn những công trình có giá trị trong lĩnh vực văn học để lại cho thế hệ mai sau. Ðây là điều rất quý trong việc thực hiện chủ trương của Ðảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam là một phần vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của người Việt Nam.

Nhân dịp đầu năm mới đến thăm, ông Võ Văn Thưởng mong muốn GS Lê Ngọc Trà có nhiều sức khỏe, tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến, nhiều công trình để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chia sẻ với giáo sư Trà, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, kinh tế xã hội ngày càng phát triển và kéo theo đó các vấn đề về văn hóa, giáo dục cũng được Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận vẫn còn rất nhiều vấn đề về đạo đức, lối sống... Đồng thời, trong văn hóa nghệ thuật cũng chưa có nhiều tác phẩm xứng tầm... Chính vì thế, ông Thưởng cho rằng điều này rất cần những nhà khoa học như thầy Trà tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng những chiến lược phát triển sắp tới.

Dịp này, GS.TSKH Lê Ngọc Trà cũng chia sẻ những băn khoăn: “Hiện nay văn hóa học đường, tình trạng bạo lực, đạo đức xã hội... còn nhiều bất cập. Do đó, với giáo dục, chúng ta phải chú trọng dạy người vì ở bậc phổ thông là cái nền. Còn lên đại học các em đã trưởng thành rồi nên tập trung học kiến thức chuyên sâu, kỹ năng, nghề nghiệp...”.

Còn về văn hóa nghệ thuật hiện nay, GS Trà cho biết cảm thấy mừng vì luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và chúng ta cũng thấy điều đó là tự do sáng tác, tự do phê bình nên rất đa dạng các loạt hình hoạt động. Ông Trà cũng cho rằng: “Chúng ta cũng đừng sốt ruột và kỳ vọng quá vào những tác phẩm xứng tầm, để đời vì nó như là của trời cho chứ không thể muốn là có được. Tuy nhiên, điều tôi mong muốn là Nhà nước nên đầu tư vào lĩnh vực này có định hướng, chú trọng đầu tư theo hướng tinh hoa chứ đừng dàn trải. Một điều rất quan trọng nữa là vấn đề sử dụng nhân tài. Nếu chúng ta dùng người không phù hợp thì họ không có điều kiện để cống hiến, phát huy hết năng lực, hoặc họ sẽ nản, đi tìm nơi khác..”.

GS.TSKH Lê Ngọc Trà sinh năm 1945 tại Tịnh Hòa, Tịnh Sơn, Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp khoa Văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (1968), học nghiên cứu sinh ở Liên Xô, bảo vệ thành công Luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành lý luận văn học năm 1980.  Những năm 1986-1988, ông làm luận án Tiến sĩ ở Liên Xô (cũ), nhận bằng Tiến sĩ Lý luận văn học năm 1988.

Sau đó, ông chuyển vào TPHCM giảng dạy tại khoa Văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Ông được phong chức danh khoa học Phó Giáo sư (1991), Giáo sư (2002), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2006).

Những tác phẩm chính của GS-TSKH Lê Ngọc Trà như: Đi tìm cái đẹp (viết chung với Lâm Vinh, 1984); Lý luận văn chương sơ giản (chủ biên, 1986); Lý luận và văn học (1990,2005); Mỹ học đại cương (chủ biên, 1994); Thách thức của sáng tạo, thách thức của văn hóa,(2002); Văn chương, thẩm mỹ, văn hóa (2007)... đều là những cuốn sách lý luận mới mẻ và rất giá trị của nền lý luận văn học, thẩm mỹ và văn hóa sau đổi mới.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.