Trong khi đó, kể từ tháng 5, Mỹ đã gửi thêm các nhà ngoại giao tới Syria để giúp giải quyết xung đột của đất nước này – Ngoại trưởng Mỹ Tillerson nhấn mạnh: “Kể từ tháng 5, Mỹ đã triển khai thêm các nhà ngoại giao tới những vùng bị ảnh hưởng ở Syria, làm việc với Liên hợp quốc, các đối tác trong liên minh toàn cầu để đánh bại IS và các tổ chức phi chính phủ khác”
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ cho biết Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự ở Syria để đảm bảo nhóm khủng bố IS sẽ không xuất hiện trở lại tại đất nước này.
Ông Tillerson lưu ý về khả năng Mỹ rút quân khỏi Syria có thể giúp Tổng thống Bashar Assad và khiến Iran có cơ hội tăng cường vai trò trong khu vực.
Nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ cũng giải thích rằng Washington và đồng minh của mình sẽ phát triển một kế hoạch loại bỏ những kẻ khủng bố al Qeada đang cố gắng lập một căn cứ hoạt động tại thành phố Idlib, Syria.
Trong khi đó, ông Tillerson nói rằng Mỹ cần sự hợp tác của Nga để tăng cường khu vực giảm leo thang (khu vực không có xung đột) ở phía tây nam Syria.
“Kể thừ tháng 7, Mỹ đã hợp tác với Nga và Jordan để thành lập khu vực giảm leo thang ở phía tây nam Syra. Việc này đã giúp tạo ra một lệnh ngừng bắn, chấm dứt sự nã bom bừa bãi vào dân thường..” – ông Tillerson nói – “chúng tôi cần Nga tiếp tục làm việc với Mỹ và Jordan để củng cố khu vực giảm leo thang này”
Tuy nhiên, Moscow phải tăng cường áp lực lên Damascus để thúc đẩy tiến trình hòa bình Geneva - ngoại trưởng Mỹ chỉ ra.
“Chế độ của ông Assad rõ ràng coi Nga là người bảo đảm cho an ninh cho mình. Do đó, Nga có một vai trò ý nghĩa trong việc thuyết phục chế độ của ông Assad tham gia một cách xây dựng vào tiến trình hòa bình” – ông Tillerson nói – “Nga phải đặt ra những mức độ áp lực mới đối với chế độ ông Assad để chế độ này không chỉ có mặt ở Geneva mà còn tham gia vào các nỗ lực của Liên hợp quốc, đồng thời thực hiện để tạo ra kết quả”.
Ông Tillerson cũng nói rằng Mỹ cần hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để đạt được “một tương lai mới cho Syria và đảm bảo an ninh cho các nước láng giềng của Syria”.
Syria đã bị chìm vào cuộc nội chiến kể từ năm 2011, các lực lượng chính phủ đã chống lại nhiều phe nhóm đối lập và các nhóm khủng bố.