Ông Nguyễn Đức Chung và những vi phạm trong 3 vụ án

GD&TĐ - Cựu Chủ tịch Hà Nội bị bắt ngày 28/8/2020 và cuối năm phải nhận án 5 năm tù vì có hành vi chiếm đoạt tài liệu điều tra.

Ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội hiện vướng vào 3 vụ án hình sự.
Ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội hiện vướng vào 3 vụ án hình sự.

Ông còn bị đề nghị truy tố trong 2 vụ án khác, cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Chiếm đoạt tài liệu điều tra

Ông Nguyễn Đức Chung sinh năm 1967, nhận chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội ở tuổi 48 sau khi rời cương vị Giám đốc Công an thành phố. Trong những năm điều hành chính quyền Thủ đô, ông Chung bị xác định can thiệp vào hoạt động đấu thầu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để giúp Công ty TNHH Nhật Cường trúng gói thầu số hóa.

Năm 2019, cảnh sát khởi tố vụ án “Buôn lậu”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” tại Công ty Nhật Cường. Cùng năm, cơ quan điều tra khởi tố bổ sung vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Công ty Nhật Cường.

Ông Nguyễn Đức Chung bị xác định là người liên quan vụ án tại Nhật Cường. Cơ quan tố tụng làm rõ, cựu Chủ tịch Hà Nội đã móc nối Phạm Quang Dũng - điều tra viên vụ án để tìm hiểu thông tin.

Từ tháng 7/2019 – 6/2020, Phạm Quang Dũng đã nhiều lần lấy thông tin, tài liệu, đột nhập vào phòng làm việc của lãnh đạo phòng 14, Cục Cảnh sát kinh tế để lấy cắp tài liệu mật.

Dũng cung cấp thông tin, tài liệu cho ông Chung qua 3 hình thức gồm thông qua người trung gian để cung cấp tài liệu bản giấy, sử dụng phần mềm Viber để chuyển file ảnh chụp tài liệu và dùng Viber để trao đổi thông tin.

Kết quả điều tra xác định Dũng đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Mật” liên quan vụ án Nhật Cường rồi 2 lần chuyển 7 tài liệu cho ông Chung. Vì những hành vi này, tháng 12/2020, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Đức Chung 5 năm tù; Phạm Quang Dũng 4 năm 6 tháng tù.

Cũng trong tháng 12/2020, ông Chung bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Can thiệp đấu thầu

Cuối tháng 7/2020, cơ quan điều tra ban hành kết luận, đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan gói thầu số hóa tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Kết luận thể hiện năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội tổ chức đấu thầu gói thầu số hoá hồ sơ đăng ký doanh nghiệp năm 2016 trên địa bàn. Công ty Đông Kinh không đủ năng lực nộp hồ sơ nên rủ Công ty Nhật Cường cùng tham gia.

Bùi Quang Huy (đang bỏ trốn) là Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường có quen biết ông Nguyễn Đức Chung nên nhờ Chủ tịch UBND Hà Nội để can thiệp để liên doanh Nhật Cường - Đông Kinh trúng thầu.

Ông Nguyễn Đức Chung bị cho đã đồng ý yêu cầu của Huy và chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thay đổi điều kiện, giúp Công ty Nhật Cường tham gia đấu thầu, trúng thầu và hưởng lợi ích. Việc này dẫn tới thiệt hại hơn 26,5 tỷ đồng.

Trong vụ án này, cơ quan điều tra cáo buộc ông Chung biết rõ hậu quả vật chất lẫn phi vật chất xảy ra do sai phạm trong đấu thầu gây ra nhưng vẫn chấp nhận, giúp doanh nghiệp của người quen trúng thầu.

Ngoài thiệt hại về tiền, hành vi của cựu Chủ tịch Hà Nội và các đồng phạm khiến hiệu quả, mục đích gói thầu không đạt được. Chỉ có 45% hồ sơ được đẩy lên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước.

Ông Chung bị đánh giá không thành khẩn khai báo, né tránh, không thừa nhận sai phạm của bản thân, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới đồng thời còn chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, gây khó khăn cho hoạt động điều tra.

Chỉ đạo mua hàng từ công ty “sân sau”

Ngày 13/8/2021, cơ quan điều tra tiếp tục đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan việc mua chế phẩm xử lý nước Redoxy 3C.

Trước khi ông Chung lên làm Chủ tịch UBND, chính quyền Hà Nội đã có chủ trương xử lý ô nhiễm nước sông, hồ, mương bằng những công nghệ khác nhau, cho kết quả khả quan. Năm 2015, Công ty Thoát nước Hà Nội đề nghị nhân rộng các mô hình này nhưng không nhận được phản hồi.

Thay vào đó, năm 2016, ông Nguyễn Đức Chung đề nghị Công ty Watch Water từ Đức sản xuất riêng cho Hà Nội chế phẩm Redoxy 3C. Đối tác từ Đức đồng ý và thỏa thuận bán chế phẩm với giá 8,5Euro/kg.

Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Hà Nội lại yêu cầu Công ty Thoát nước mua chế phẩm này qua Công ty Arktic thay vì mua trực tiếp từ Watch Water.

Arktic có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, do vợ ông Chung là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa thành lập. Công ty Arktic có trụ sở chính tại siêu thị Minh Hoa, cũng thuộc sở hữu của gia đình ông Chung.

Cơ quan điều tra cho rằng, theo chỉ đạo của cựu Chủ tịch Hà Nội, từ năm 2016 – 2019, Công ty Thoát nước đã ký 15 hợp đồng, mua từ Công ty Arktic 489 tấn Redoxy 3C.

Arktic mua lượng chế phẩm này từ hãng Watch Water với giá 115 tỷ đồng sau đó bán lại với giá 151 tỷ đồng, hưởng lợi 36,1 tỷ đồng (đã trừ thuế, các chi phí hợp lý).

Trong vụ án này, phía điều tra cho rằng, ông Nguyễn Đức Chung có chỉ đạo miệng, yêu cầu Công ty Thoát nước Hà Nội mua hàng của Arktic để doanh nghiệp này được hưởng lợi.

Ông Chung bị xác định là chủ mưu trong vụ án và không thành khẩn khai báo, quanh co, chối tội; dùng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khi chỉ đạo miệng trái với chỉ đạo văn bản nên cơ quan điều tra cho rằng cần áp dụng các tình tiết tăng nặng với ông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.