- “Trong chuyện “Thánh Gióng” ai cưỡi ngựa sắt bay lên trời?”
- “Em chịu thôi!”. Không thể chịu nổi vì sự kém cỏi của học sinh, cô giáo nói:
- “Đừng tưởng cứ là con của hiệu trưởng thì muốn học hành thế nào cũng được. Cầm cuốn sách giáo khoa này lên gặp bố cậu đi!”.
Trên phòng hiệu trưởng, ông bố nói với con:
- Sao mày *** thế không biết!! Làm xấu mặt tao. Người cưỡi ngựa sắt bay lên trời là ông BÈN. Đây này, sách viết rất rõ ràng: “Sau khi cúi đầu chào tạm biệt quê hương, ông bèn bay lên trời”. Chả chịu đọc gì cả.
*******
Số ý nghĩa
Trong một tiết học cô giáo hỏi các học sinh:
- “Các em thích con số nào nhất”
Có nhiều học sinh trả lời với nhiều con số khác nhau. Riêng Tèo là người trả lời sau cùng
- “Thưa cô: em thích nhất là số 21193”
- Cô giáo hỏi: “Sao em lại thích số đó?”
- Tèo trả lời: “Thưa cô con số đó rất có ý nghĩa”
- “Ý nghĩa gì?” - cô giáo hỏi?
- Thưa cô: 21193 có nghĩa là “nếu 2 người cùng làm chung 1 việc trong 1 giờ thì sau 9 tháng sẽ có một người thứ 3”.
**********
“Tôi cũng thế”
Thầy giáo nói:
- Thưa ông, trò Ngốc là một đứa lười không chịu học bài, chỉ chép lại của bạn ngồi bên cạnh.
Người cha hỏi:
- Làm sao thầy biết được?
Thầy giáo đáp:
- Đây, ông cứ coi bài kiểm tra Việt sử này thì rõ. Câu hỏi: Ai chiến thắng quân Thanh ngày mồng năm Tết? Trò Tèo ngồi kế bên trò Ngốc trả lời là: vua Quang Trung, trò Ngốc cũng trả lời y như vậy?
Người cha cãi:
- Nhưng đó là câu trả lời mà các em đã học.
Thầy giáo bình tĩnh nói:
- Mời ông xem câu thứ hai. Câu hỏi: Ai là chồng bà Trưng Trắc? Thì cả hai cùng trả lời là Tô Định.
Người cha lại nói:
- Có thể nó nhớ sai giống nhau.
Thầy giáo nói:
- Nhưng câu thứ ba thì ông nghĩ sao? Câu hỏi: Bình Định Vương lên ngôi ngày nào? Trò Tèo trả lời em không biết. Thế ông biết con ông trả lời sao không? Nó viết vô là: “Tôi cũng thế”.
- !!!