Ông Gaddafi lên tiếng

Ông Gaddafi lên tiếng

(GD&TĐ) – Nhà lãnh đạo Libya Gaddafi đã bác bỏ bất kỳ cuộc đàm phán nào với lực lượng nổi dậy về tương lai của quốc gia bắc Phi này.

“Tôi sẽ không nói chuyện với họ. Sẽ không có cuộc đàm phán nào giữa tôi và họ cho tới Ngày phán xét” – ông nói trước một cuộc biểu tình ủng hộ mình tại thành phố Sirte, phía đông thủ đô Tripoli. Các phóng viên nước ngoài được chính phủ Libya đưa tới đó.

Ông Muammar Gaddafi. Ảnh: Reuters
Ông Muammar Gaddafi. Ảnh: Reuters

Trước đó, ông Gaddafi thúc giục các gia đình, lãnh đạo các bộ lạc từ Misurata chiến đấu để lấy lại thành phố lớn thứ 3 Libya này từ tay lực lượng nổi dậy đã đẩy binh lính của ông đi sau hơn 4 tháng giao tranh.

Truyền hình Libya đưa đi hình ảnh ông Gaddafi tại một trung tâm hội nghị ở Tripoli cùng với hàng chục nhân vật quan trọng từ Misurata và cư dân của thủ đô, chỉ trích họ đã không hành động.

“Không thể để mặc Misurata như thế này…. Phải tới Misurata, bước vào đó” – ông Gaddafi nói, thúc giục họ hành động cho dù họ thiếu vũ khí để đối mặt với người biểu tình.

“Đâu rồi những gia đình mà chúng tôi biết và tôn trọng?”

Sau cuộc nổi dậy chống lại 41 năm cai trị của ông Gaddafi, một lực lượng những người biểu tình gồm hầu hết thường dân từ Misurata đã đẩy binh lính của ông Gaddafi tới khu vực cách thành phố này 36km.

Theo tờ Guardian, chỉ huy đội quân chính phủ ở Zlitan đã bị bắt vào hôm 20.7 vừa qua.

Lời tuyên bố của ông Gaddafi được đưa ra một tuần sau khi chính phủ của ông gửi tới người dân Libya một loạt thông điệp thúc giục họ chiến đấu với lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, những lời kêu gọi này dường như không được đáp lại.

“Trò hề này phải chấm dứt. Thật là xấu hổ cho những người Misurata… Làm sao các anh lại có thể chấp nhận điều này?” - ông Gaddafi nói.

Phương Hà (Theo Telegraph)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.