Ông Biden nói vụ giết người Armenia là tội diệt chủng, Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng dữ dội

GD&TĐ - Ankara “hoàn toàn bác bỏ” tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong đó ông đề cập đến vụ giết hàng loạt người Armenia ở Đế chế Ottoman năm 1915 là tội diệt chủng - Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Tổng thống Mỹ Thổ Nhĩ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Thổ Nhĩ Joe Biden.

“Lời nói không thể thay thế hoặc thay đổi lịch sử. Chúng tôi không có gì để học hỏi từ bất kỳ ai về quá khứ của chính mình. Chủ nghĩa cơ hội chính trị là sự phản bội lớn nhất đối với hòa bình và công lý. Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ tuyên bố này…” – Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói về tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (24/4).

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết động thái của ông Biden làm suy yếu quan hệ giữa Washington và Ankara.

“Tuyên bố này của Mỹ bóp méo sự thật lịch sử, không bao giờ được chấp nhận trong lương tâm của người dân Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ mở ra một vết thương sâu làm sói mòn lòng tin và tình hữu nghị giữa 2 nước” – Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Mỹ sửa chữa sai lầm nghiêm trọng này, không phục vụ mục đích nào khác ngoài việc làm hài lòng một số giới chính trị” – tuyên bố nói thêm.

Trong một tuyên bố bằng văn bản đưa ra hôm qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden công nhận các sự kiện ở Đế chế Ottoman vào đầu thế kỷ 20 là “tội diệt chủng người Armenia”, bất chấp việc những người tiền nhiệm của ông hạn chế sử dụng thuật ngữ này.

Khoảng 2,5 triệu người Armenia sống trong Đế chế Ottoman trước Thế chiến thứ nhất. Theo ước tính khác nhau, từ 600.000 đến 1,5 triệu người Armenia đã bị chết vào năm 1915 do bị trục xuất và các vụ giết chóc có hệ thống.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận thực tế về cái chết hàng loạt của người Armenia, nhưng bác bỏ thuật ngữ “diệt chủng”, họ cho rằng số lượng nạn nhân mà phía Armenia đưa ra đã bị phóng đại.

Theo Ankara, cái chết của người Armenia không phải do chính sách có mục đích của chính phủ mà là kết quả của cuộc nội chiến ở Đế chế Ottoman vốn cũng cướp đi sinh mạng của người Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.