Ôn thi tốt nghiệp THPT, 'chống trượt' cho học sinh yếu kém

GD&TĐ - Cùng với quá trình ôn tập cho học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh đang tập trung phụ đạo "chống trượt" cho những học sinh yếu.

Một tiết ôn tập của học sinh 12, Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh
Một tiết ôn tập của học sinh 12, Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh

Phân nhóm ôn tập cho từng đối tượng

Năm học 2022-2023, lớp 12, Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh (huyện Hương Khê) có 26 học sinh. Trong đó, dân tộc Lào có số học sinh đông nhất 13 em, HS người Mường và Dao có 5 em, 2 HS người dân tộc Dao và 1 HS người Chứt.

Thầy giáo Đặng Bá Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, so với các trường THPT công lập ở lân cận, xuất phát điểm của học sinh dân tộc nội trú thấp hơn nhiều. Ngay từ lớp 10, nhà trường đã tiến hành kiểm tra, khảo sát dựa trên nguyện vọng của học sinh. Trên cơ sở kết quả khảo sát, nhà trường sẽ định hướng và bố trí giáo viên theo sát quá trình học tập của mỗi học sinh.

Không chỉ ôn tập ban ngày, nhiều GV tận dụng thời gian trực ban buổi tối để bồi dưỡng và phụ đạo cho các nhóm học sinh dân tộc.

Không chỉ ôn tập ban ngày, nhiều GV tận dụng thời gian trực ban buổi tối để bồi dưỡng và phụ đạo cho các nhóm học sinh dân tộc.

“Đối với kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT, từ tháng 10 nhà trường đã triển khai song song việc dạy học và ôn luyện học sinh lớp 12. Các tiết ôn tập được lồng ghép trong thời khóa biểu, tận dụng những tiết ôn tập để phụ đạo, lấp hổng kiến thức cho học sinh yếu. Đặc biệt, trong thời gian này, nhà trường đang tận dụng mọi thời gian để hoàn thành nội dung chương trình. Sau đó, chia nhóm học sinh theo năng lực để có kế hoạch ôn thi phù hợp, hiệu quả”, thầy Hải chia sẻ.

Để tăng cường thời gian ôn luyện cho học sinh, nhà trường đã phân công giáo viên phụ trách đa dạng các đề thi trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT. Ngoài các bộ đề làm trực tiếp trên lớp, giáo viên cũng sử dụng các phần mềm tạo đề thi làm trực tuyến khi về nhà cho học sinh.

Học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh cùng song song việc học và ôn tập thi Tốt nghiệp THPT.

Học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh cùng song song việc học và ôn tập thi Tốt nghiệp THPT.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Trung – GV dạy Toán, Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh cho biết, bên cạnh công tác chuyên môn, GV tại trường còn phải trực quản sinh vào buổi tối. Tranh thủ những buổi trực ban GV đã chủ động ôn tập miễn phí cho học sinh.

“Có 2 nhóm học sinh được cần lưu ý là những em có nguyện vọng vào Đại học, Cao đẳng và những học sinh có nguy cơ trượt tốt nghiệp. Đối với học sinh khá, GV sẽ tăng cường các dạng đề nâng cao, ôn luyện kỹ năng làm đề. Với học sinh yếu kém, chúng tôi chú trọng phụ đạo giúp các em nắm các kiến thức cơ bản tránh trượt khi làm bài thi”, thầy Trung cho hay.

Phần lớn, nhóm học sinh trung bình trở xuống mục tiêu các em chỉ cần đạt đủ điểm trung bình để xét tốt nghiệp. Vì vậy, GV chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh một cách đầy đủ, không lan man.

"Điều vất vả của GV khi trực tiếp ôn luyện cho học sinh DTTS là các em học rất nhanh quên. Vì vậy, trong quá trình dạy và ôn luyện, giáo viên thường xuyên theo sát, kiểm tra kiến thức các em. Nếu hổng chỗ nào, GV phải nhanh chóng bù hổng để chống trượt cho các em khi làm bài", thầy Trung cho biết thêm.

Điều chỉnh kế hoạch sau mỗi kỳ thi thử

Cùng với các trường trong toàn tỉnh, 26 học sinh Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh vừa trải kỳ thi thử Tốt nghiệp THPT do Sở GD&ĐT tổ chức. Từ kết quả của kỳ thi thử, nhà trường đã điều chỉnh kế hoạch ôn thi theo từng nhóm đối tượng học sinh.

Cùng với ôn luyện kiến thức, các GV Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh thường xuyên động viên, định hướng giúp học sinh 12 ổn định tâm lý trước kỳ thi.

Cùng với ôn luyện kiến thức, các GV Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh thường xuyên động viên, định hướng giúp học sinh 12 ổn định tâm lý trước kỳ thi.

“Học sinh lớp 12 đã được tập dượt qua 2 kỳ thi thử trong đó mới đây nhất là kỳ thi do Sở ra đề. Đợt thi thử vừa qua, kết quả khá hơn những năm trước nhưng điểm thi môn Toán và môn tiếng Anh vẫn còn nằm trong nhóm thấp. Sau khi biết kết quả nhà trường đã điều chỉnh lại chương trình ôn tập. Tiếp tục bám sát cấu trúc đề minh họa, ôn tập đúng trọng tâm, tránh học lan man, ngẫu hứng. Nhà trường cũng yêu cầu GV cập nhật những đề luyện thi, nhằm nâng cao khả năng xử lý cho học sinh”, Phó Hiệu trưởng nhà trường thông tin.

Còn theo cô giáo Cẩm Tú – GV dạy Văn, Trường THCS-THPT DTNT Hà Tĩnh, kết quả từ các kỳ thi giúp GV bộ môn nhìn ra được năng lực thực tế của học sinh để có có phương pháp ôn luyện thích hợp. Đồng thời, sau mỗi lần tập dượt đã đôn đốc các em xây dựng ý thức và kiến thức ôn tập cho bản thân.

“Nhiều học sinh sau khi biết kết quả đã xác định lại tư tưởng, tập trung hơn cho việc học, tuy nhiên còn một số học sinh vẫn còn khá thờ ơ. Những nhóm học sinh này, GV cũng vất vả hơn vì vừa làm công tác chuyên môn vừa định hướng, tư vấn tâm lý, tư tưởng cho các em khi kỳ thi đang đến rất gần”, cô Tú bày tỏ.

Qua mỗi kỳ thi thử giúp học sinh rà soát lại kiến thức và các kỹ năng làm bài thi.

Qua mỗi kỳ thi thử giúp học sinh rà soát lại kiến thức và các kỹ năng làm bài thi.

Từ sau khi biết kết quả thi thử, em Thư Sương (HS dân tộc Lào) đã tự phân bố lại lịch ôn tập các môn. Sương cho biết, em khá buồn khi biết kết quả kỳ thi thử. Năm nay, Sương mong sẽ thi đỗ vào khoa Sư phạm của Trường ĐH Vinh.

“Em thấy kỹ năng làm bài của em còn chưa ổn lắm. Trong khi năm nay thời gian thi sớm hơn 2 tuần nên em rất lo lắng. Cùng với sự ôn luyện của thầy cô em đã rà soát lại phương pháp học của mình. Hiện nay, em đang tập trung ôn tập lại các kiến thức cơ bản, nắm vững lý thuyết… vì những câu em sai đều rơi vào phần này”, Thư Sương chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.