OECD công bố báo cáo "Tầm nhìn giáo dục" - 2010

OECD công bố báo cáo "Tầm nhìn giáo dục" - 2010

Các khảo sát được tiến hành ở 31 nước, phần lớn là thành viên của OECD hoặc hợp tác với tổ chức này, kể cả nước Nga.

Một kết quả khá bất ngờ, tính trung bình có 29% dân số người lớn ở các nước OECD đạt trình độ tiểu học và trung học cơ sở; 44% - trung học hoàn chỉnh; và 28% - đại học. Báo cáo cũng khẳng định rằng số người có học vấn đại học trong thanh niên từ 25-34 tuổi tăng lên 35%.

Học đại học trong thanh niên từ 25-34 tuổi tăng lên 35%. Ảnh MH
Học đại học trong thanh niên từ 25-34 tuổi tăng lên 35%.  Ảnh MH

Trong số 25 nước tham gia OECD, cũng như Estonia, Israel, Nga và Slovenia, hơn 60% dân số ở độ tuổi từ 25 đến 64 có học vấn trung học, mặc dù trình độ học vấn này không đồng đều ở các nước khác nhau.

So sánh nhóm tuổi trẻ hơn - từ 25-34 - với các đại biểu của thế hệ cao tuổi hơn, 55-64, các nhà nghiên cứu nhận thấy học vấn  trung học hòan chỉnh được cải thiện.

Nhìn chung, số người trẻ tuổi có học vấn trung học tăng lên 22% so với thế hệ cao tuổi hơn. Đặc biệt sự chênh lệch này thể hiện rõ ở Bỉ, Chilê, Hy Lạp, Ireland, Italia, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ở các nước này khoảng cách về học vấn trung học giữa thanh niên và những người cao tuổi là hơn 30%.

Ở đa số các nước, thế hệ trẻ đạt được trình độc học vấn cao hơn những người ở tuổi tiền hưu trí. Tuy nhiên ở các nước có trình độ học vấn chung cao như Đức và Mỹ, khoảng cách giữa các nhóm tuổi hầu như không đáng kể.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng giữa những năm 1998 và 2008, số lượng công dân chưa có học vấn trung học hoàn chỉnh đã giảm từ 37% xuống 29%, trong khi đó số lượng những người tốt nghiệp đại học tăng từ 21% đến 28%.

Riêng về học vấn sơ trung, hiện nay ở Áo, Canada, Chile, Luxembourg, Mehico, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Brazil, Israel và Nga có hơn 20% thanh niên ở lứa tuổi từ 15-19 không có trình độ học vấn nào cả.

Đặc biệt, bất chấp các yếu tố lịch sử, ở những nước được khảo sát, các bé gái có nhiều cơ hội tốt nghiệp trung học hơn các bé trai.

Thị phần giáo dục của Nga tăng lên

Giữa những năm 1995 và 2008, số người vào đại học ở các nước OECD tăng lên 20%. Trong khi đó ở Úc, Áo, Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Nga số học sinh tốt nghiệp phổ thông lại ít hơn đáng kể so với số người vào đại học.

Sở dĩ như vậy là vì một số nước có nhiều sinh viên ngoại quốc đến học. Ở những nước khác, số người tốt nghiệp các trường nghề vào đại học và số người nhận bằng đại học thứ hai tăng lên.

Đồng thời, số phụ nữ tốt nghiệp đại học đã vượt nam giới: năm 2008 có 46% phụ nữ và 30% nam giới tốt nghiệp các trường đại học.

Năm 2008  có 5 nước được sinh viên nước ngoài ưa chuộng nhất là: Mỹ - chiếm 19% tổng số sinh viên nước ngoài,  Anh, Úc, Pháp và Đức. Tiếp theo là Canada, Nhật và Nga.

Đáng chú ý là một số nước, ví dụ như Mỹ, đã giảm đáng kể vị thế của mình trên thị trường giáo dục thế giới, trong khi đó thị phần của Nga tăng lên 2%, khiến nước này có uy tín trong việc thu hút sinh viên quốc tế.

Các chuyên gia cho rằng một trong những yếu tố chủ yếu thu hút sinh viên nước ngòai là ngôn ngữ của nước sở tại. Những nước có ngôn ngữ thông dụng thường thu hút nhiều sinh viên nước ngòai hơn, ngoaị trừ Nhật Bản.

Trần Hậu (Theo Gazeta.ru)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ