Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học King’s College London đã phân tích mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và các bệnh thoái hóa thần kinh, như sa sút trí tuệ.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 131.000 người dân Luân Đôn trong độ tuổi 50-79 vào năm 2004, và không bị chẩn đoán sa sút trí tuệ.
Dựa trên mã bưu điện của họ, các nhà nghiên cứu đã ước tính sự tiếp xúc hàng năm của họ với ô nhiễm không khí, bao gồm nitrogen dioxide (NO2), chất dạng hạt mịn (PM2.5) và ô-zôn (O3).
Sức khỏe của các bệnh nhân sau đó đã được theo dõi trong trung bình bảy năm, cho đến khi họ bị chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc qua đời.
Kết quả cho thấy trong khoảng thời gian này, 2.181 bệnh nhân bị chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ.
Và những người sống ở những khu vực thuộc tốp 5 nồng độ NO2 cao nhất có nguy cơ bị chẩn đoán là sa sút trí tuệ cao hơn 40% so với những người sống ở những khu vực thuộc tốp 5 nồng độ NO2 thấp nhất.
Ô nhiễm không khí có thể góp phần gây ra sự sa sút trí tuệ.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Ô nhiễm không khí liên quan tới giao thông có liên quan tới sự phát triển nhận thức kém hơn ở trẻ em, và việc tiếp xúc đáng kể liên tục có thể gây ra sự viêm các mô thần kinh và những phản ứng miễn dịch bẩm sinh ở não bộ bị biến đổi ở người trong độ tuổi 20-40”.
Đội nghiên cứu hi vọng rằng các phát hiện sẽ khuyến khích cộng đồng hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm không khí nếu có thể.