Nước lũ dâng, nhiều trường miền núi ở Thanh Hóa cho học sinh nghỉ học

GD&TĐ - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa nước lũ dâng cao, nhiều trường phải cho học sinh nghỉ học.

Lũ trên sông Mã, ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đang dâng cao.
Lũ trên sông Mã, ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đang dâng cao.

Ngày 10/9, thông tin từ Trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở Yên Khương, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) cho hay, do nước lũ dâng cao, ngăn cách các đập tràn qua suối, nên các nhà trường phải cho học sinh và trẻ mầm non dừng đến trường, để đảm bảo an toàn.

Yên Khương 2.jpg
Nước tràn qua đập tràn suối Bôn, xã Yên Khương (Lang Chánh, Thanh Hóa).

Thầy Nguyễn Văn Nhân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Khương (Lang Chánh) cho biết, do nước lũ dâng cao, chia cắt đập tràn, nên Phòng GD&ĐT huyện yêu cầu nhà trường cho học sinh nghỉ. Khi nào nước rút, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và giáo viên, thì nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy bình thường.

Tại xã Phú Xuân, huyện vùng cao, biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) do nước sông Mã và các suối dâng cao, nên các trường học trên địa bàn cũng phải cho học sinh nghỉ học trong ngày hôm nay.

Phú Xuân 4.jpg
Lực lượng chức năng xã Phú Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa) trực chốt, theo dõi diễn biến lũ.

Ông Trịnh Trung Vinh – Phó Trưởng phòng (phụ trách) GD&ĐT huyện Quan Hóa cho hay, do nước sông Mã dâng cao, nên huyện chỉ đạo các nhà trường phải cho học sinh nghỉ học, nếu có nguy cơ mất an toàn. Do đó, các điểm trường bên bờ tả sông Mã ở xã Phú Xuân đều phải nghỉ học cho đến khi nước rút, để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

3e6c126f3ee599bbc0f4.jpg
Nước lũ dâng cao ở đập tràn Xuân Quỳ, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân (Thanh Hóa).

Cùng đó, tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa), trời mưa to, nước ở các con suối dâng cao, chia cắt nhiều đập tràn, nên học sinh Tiểu học, trẻ mầm non ở xã Hóa Quỳ cũng phải tạm dừng đến trường, để đảm bảo an toàn tính mạng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Du khách xếp hàng vào thăm quan Bắc Bộ phủ. Ảnh: Bình Thanh.

Trải nghiệm khó quên ở Bắc Bộ phủ

GD&TĐ - Lần đầu tiên di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng Bắc Bộ phủ - Nhà khách Chính phủ mở cửa đón khách tham quan và đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.