Nước bọt trị lành vết thương

Theo một nghiên cứu Thụy Điển, tế bào bạch cầu và chất nhầy trong nước bọt chống nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương ngoài da.

Liếm láp là thói quen của động vật mỗi khi bị thương. Ảnh:janaschuberth.com.
Liếm láp là thói quen của động vật mỗi khi bị thương. Ảnh:janaschuberth.com.

Không phải ngẫu nhiên mà các loài động vật có thói quen liếm vết thương. Prevention đưa tin, công trình được đăng tải trên tạp chí Blood đã chỉ ra khả năng chữa lành của nước bọt.

Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên chuột và phát hiện vết thương của chuột lành nhanh hơn nếu được liếm. 

Trưởng nhóm tác giả là tiến sĩ Ole E. Sorensen từ Đại học Lund (Thuỵ Điển) giải thích, chất nhầy trong nước bọt hỗ trợ tế bào bạch cầu tạo nên các tấm lưới ADN và protein hiệu quả chống nhiễm trùng và bệnh tật đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục. 

 "Nhờ vậy, mọi vết thương ngoài da đều được hưởng lợi từ nước bọt", tiến sĩ nhận định.

Sorensen cho biết thêm hiện chưa rõ vết thương ở người sẽ hồi phục nhanh đến mức nào nếu được tiếp xúc với nước bọt và có thể tốc độ này phụ thuộc vào từng loại vết thương.

Trong thời gian chờ đợi thêm các công trình nghiên cứu, bạn có thể tự kiểm nghiệm công dụng của nước bọt bằng cách chấm nước bọt vào vết trầy xước ngoài da. Lưu ý, hãy chắc chắn nước bọt của bạn không lẫn thức ăn, kẹo cao su nếu không muốn bị nặng thêm. 

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.