Bãi rác Ghazipur cao chót vót có kích thước bằng 40 sân bóng đá, cao hơn 65 mét và tăng gần 10 mét mỗi năm, như vậy dự kiến nó sẽ cao hơn đền Taj Mahal (73 mét) vào năm 2020 – hãng tin AFP cho biết.
Năm ngoái, Tòa án Tối cao Ấn Độ cho rằng cần lắp đèn đỏ cảnh báo cho núi rác để báo cho máy bay bay qua. Dường như đã đến lúc kiên cố hóa bãi rác này thành biểu tượng quốc tế về sự ô nhiễm của hành tinh.
Bãi rác Ghazipur lần đầu được mở bên ngoài New Delhi vào năm 2002 và đã đóng cửa khi đạt sức chứa tối đa năm 2002. Tuy nhiên, hàng trăm xe tải chở khoảng 2.000 tấn rác hiện vẫn đến đây mỗi ngày.
So sánh độ cao của bãi rác Ghazipur và đền Taj Mahal. |
Việc đổ rác đã tạm thời bị cấm vào năm 2018 sau các trận lụt lớn khiến cho một phần của núi rác bị sạt, khiến 1 người thiệt mạng. Tuy nhiên, nó lại được mở cửa sau vài ngày khi các nhà chức trách không thể tìm được sự thay thế.
Các đám cháy khí methane thường diễn ra tại bãi rác này, trong khi đó leachante – một chất lỏng độc hại màu đen – đã chảy từ núi rác vào một con kênh địa phương. Nhiều người dân địa phương phàn nàn khó thở và có các vấn đề về dạ dày vì hít không khí ô nhiễm.
Các nhóm hoạt động vì môi trường đã kêu gọi bãi rác đóng cửa vì nó không an toàn cho bất kỳ ai sống trong vòng 5km với các mối nguy về sức khỏe, trong đó có ung thư.
Tuy Ấn Độ có tỷ lệ tiêu thụ đồ nhựa trên đầu người khá thấp là 11kg/ năm, bằng khoảng 1/10 so với các nước phương Tây, tuy nhiên, việc tái chế và xử lý rác thải vẫn là vấn đề lớn nhất của họ.
Để chống lại vấn đề này, Ấn Độ đã cấm nhập khẩu chất thải nhựa vào đầu năm nay và cam kết loại bỏ hoàn toàn đồ nhựa sử dụng một lần vào năm 2022.