“Nữ hoàng Mắm” mở làng Vui Khỏe

GD&TĐ - Đào Thị Hằng – “Nữ hoàng Mắm” nổi danh trên thương trường với thương hiệu Mắm Thuyền Nan – vừa tiết lộ về ngôi làng cô tâm huyết xây dựng để dạy học sinh học tiếng Anh, học những nghệ thuật sống cốt lõi của người Việt. Cùng GD&TĐ khám phá ngôi làng có một không hai tại Việt Nam này.

Học sinh làng Hama tươi vui trong giờ lao động
Học sinh làng Hama tươi vui trong giờ lao động
Đào Thị Hằng - "Bà chủ làng" Hama
Đào Thị Hằng - "Bà chủ làng" Hama
Tôi không có ý tưởng mở mô hình này để kinh doanh mà xây dựng Hama là nơi chữa lành thân tâm cho bản thân và tạo môi trường sống lành mạnh cho cả gia đình. Trước đây, khi con lớn thì cha mẹ thường xin con trọ học ở nhà thầy một vài năm. Người thầy sẽ dạy đạo đức làm người trước khi dạy chữ nghĩa và nghề nghiệp mưu sinh. Tôi tin mục đích của giáo dục là để con người phát triển toàn diện cả Thân, Tâm và Trí để hạnh phúc và thành công trong cuộc sống và đây là con đường tôi theo đuổi
Đào Thị Hằng

Đào Thị Hằng có một lý lịch trích ngang vô cùng ấn tượng:

Đỗ thủ khoa đầu vào ĐH Nông lâm Huế, là 1 trong số sinh viên tốt nghiệp điểm cao nhất trường;

Năm 2011, vượt qua 1.000 hồ sơ trong khu vực châu Á - Thái Bình dương, là 1 trong 20 HS Việt Nam nhận học bổng Năng lực lãnh đạo trị giá 112.000 USD của Bộ Ngoại giao Úc;

Năm 2014, là đại diện duy nhất của Việt Nam được Bộ Ngoại giao Canada trao học bổng Global Change Leaders cùng với 17 phụ nữ của 17 quốc gia khác;  

Từ chối học bổng tiến sĩ tại nước ngoài, sáng lập và điều hành của LeaderTalks Education, Bamboo Boat corp (Thương hiệu Mắm Thuyền Nan) và Khu retreat HamaVillage ở Thị  xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

Học trò làng Hama làm vườn sau giờ học
Học trò làng Hama làm vườn sau giờ học

Vườn ươm cho những hạt giống nảy nở

Hằng kể: “Từ năm 2014, tôi dạy Líu Lưỡi, chuyên chỉnh âm chuẩn quốc tế ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Các học viên sau khoá học Nền tảng 10 tuần đều có phát âm chuẩn và thuyết trình tự tin. Nhưng sau đó quay về với công việc thì một thời gian sau gặp lại, các em lại quay về với phát âm sai “bản năng" của mình – vốn được học sai từ nhỏ.

Tôi cảm thấy công sức của mình và của các em trong 10 tuần thật là uổng phí. Cứ tiếp tục như vậy các em sẽ cắp sách đi học lần lượt các trung tâm ngoại ngữ trong thành phố, và đến 40 tuổi vẫn không giao tiếp được.

May mắn, trong lúc bế tắc như vậy thì một người thầy chỉ cho tôi gốc rễ của vấn đề. Thầy lấy hình tượng các học trò sau khi hoàn thành khoá học như một hạt giống được nảy nở, cần chuyển vào vườn ươm để nhận sự chăm sóc tưới tắm thường xuyên. Khi cây giống  đủ cứng cáp mới đưa ra vườn để trồng.

Khi đưa ra trồng sớm thì sẽ bị nắng mưa gió bão tác động, cây khó mà phát triển được. Các học trò của tôi cũng vậy, các em  mới ở giai đoạn gieo hạt, cần được chăm sóc, tưới tắm và uốn nắn ở giai đoạn vườn ươm trước khi đem ra trồng để đảm bảo tỷ lệ sống 100%”.

Lời khuyên này cũng là kinh nghiệm bản thân Đào Thị Hằng khi học tiếng Anh. Cô có gần 1 năm học tiếng Anh và luyện thi IELTS trước khi du học, 4 đứa em Hằng cũng vậy, sau khi hoàn thành cấp 3 hoặc tốt nghiệp đại học đều dành 1-2 năm học tiếng Anh tập trung trước khi trở thành giáo viên tiếng Anh. Và Hằng như tìm thấy con đường cho mình và học trò.

Học trò làng Hama học khí công rèn sức khỏe
Học trò làng Hama học khí công rèn sức khỏe

Dạy tiếng Anh, hỗ trợ học trò rèn luyện trong thiền định

Hằng quyết định chuyển lên Gia Nghĩa (Đắk Nông) sống, gần 15 học trò theo cô lên làng để cùng học. Hằng đặt tên làng là Hama,nghĩa là Vui Khoẻ. Ngoài học tiếng Anh với cường độ cao, cô và các trò cùng thực hành ăn uống lành sạch, thực hành nông nghiệp thuận tự nhiên và nói tiếng Anh hàng ngày. Điện thoại chỉ được dùng vào tối thứ 4 hàng tuần định để các em tập trung vào việc học.  

Học trò làng Hama sẽ học trong vòng 6 tháng, 1 năm và 2 năm. Có em đang luyện thi IELTS để đi du học, có em học để đi dạy tiếng Anh, đi nước ngoài làm việc hoặc vào làm các công ty nước ngoài ở Việt Nam. Đa phần các em vừa tốt nghiệp cấp 3, đại học hoặc đã đi làm một thời gian.

Qua tròn 20 khoá Nền tảng và 8 khoá Tập trung, càng dạy và theo dõi sự tiến bộ của học trò, Hằng rút được bài học cho bản thân trong việc dạy: Rèn tính cách là cốt lõi, khi có nền tảng về tính cách vững vàng thì mới vượt qua được những khó khăn trong quá trình học nếu không đến một giới hạn nào đó, người học sẽ không đột phá lên được. Sự kham nhẫn, chăm chỉ, bền bỉ, biết tại sao mình học thì mới vượt qua được.

Hỏi Hằng tại sao học tiếng Anh lại phải trong môi trường nghiêm khắc như vậy, Hằng chia sẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở là những nghệ thuật sống cốt lõi của ông bà để lại cho chúng ta. Tiếng Anh là một loại kỹ năng  phát triển rất tốt trên nền tảng về tính cách này. Học gói là học được sự tập trung, bình tĩnh và ý thức được việc mình đang làm, không để tâm trí tán loạn. Học mở là học để mở lòng học hỏi cái mới và sẳn sàng để thương yêu, giúp đỡ người khác.

Việc sử dụng điện thoại, internet làm cho việc chia sẻ thông tin dễ dàng nhưng đồng thời nó làm cho người trẻ mất nhiều thời gian và năng lượng vào đó. Điều này làm mất khả năng tập trung và hiệu quả việc học rất thấp. Đó là trở ngại của người trẻ và cũng là mặt trái của công nghệ. Một số học trò của cô giáo Hằng từng là “game thủ", sau một thời gian học đã “cai nghiện” được game, trưởng thành và học rất tốt.

Đào Thị Hằng (áo dài hồng ở giữa) và các học trò trong một buổi tốt nghiệp khóa 10 tổ chức tại TP HCM
Đào Thị Hằng (áo dài hồng ở giữa) và các học trò trong một buổi tốt nghiệp khóa 10 tổ chức tại TP HCM

Giáo dục toàn diện Thân – Tâm - Trí

Theo đuổi việc học tập trung trong một thời gian dài 1-2 năm, không bạn bè, không điện thoại, không internet, học từ sáng đến tối như vậy là một môi trường rèn luyện khá khắc nghiệt. Điều đó đòi hỏi người học cần có quyết tâm cao và bền chí trong một thời gian dài.

Và trong môi trường trong lành, thanh bình của làng Hama, cô giáo Đào Thị Hằng đã hỗ trợ các học trò rèn luyện trong thiền định để có định lực tốt, hiểu được thân tâm và cách phản ứng của tâm để vượt qua các khó khăn trong quá trình học. Hầu hết các học trò của Hằng đều vượt qua và trưởng thành, các phụ huynh đều gửi tới cô giáo tâm huyết những  phản hồi tích cực.

Với Hằng, không niềm vui sướng nào bằng khi thấy sự trưởng thành của các học trò, khi thấy điều cô ấp ủ đã bước đầu thành công: Giáo dục toàn diện Thân - Tâm - Trí để có được Thân khoẻ - Tâm an - Trí sáng, Nghị lực cao để các em trưởng thành và tự tin trong cuộc sống.

Một số hình ảnh về Hama Vui Khỏe - Ngôi làng độc nhất vô nhị tại Việt Nam: 

Học trò làng Hama tập Yoga rèn tâm định
Học trò làng Hama tập Yoga rèn tâm định
Học trò làng Hama học Đông y, bấm huyệt, tự chữa bệnh thông thường và phòng ngừa bệnh tật
Học trò làng Hama học Đông y, bấm huyệt, tự chữa bệnh thông thường và phòng ngừa bệnh tật
Niềm vui sau giờ lao động
Niềm vui sau giờ lao động
Làm vườn sau giờ học
Làm vườn sau giờ học
Học trò làng Hama học nấu ăn thực dưỡng, ăn uống thuận tự nhiên
Học trò làng Hama học nấu ăn thực dưỡng, ăn uống thuận tự nhiên
Sinh nhật ở làng!
Sinh nhật ở làng!
Quyển sách được yêu thích: Nhân tố vi sinh
Quyển sách được yêu thích: Nhân tố vi sinh
Học trò làng Hama cùng các tình nguyện viên người nước ngoài dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh địa phương
Học trò làng Hama cùng các tình nguyện viên người nước ngoài dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh địa phương
Đào Thị Hằng (áo hồng) chia tay học trò sang Mỹ du học
Đào Thị Hằng (áo hồng) chia tay học trò sang Mỹ du học
"Đội tuyển thể thao" làng Hama
"Đội tuyển thể thao" làng Hama
Vừa dã ngoại, vừa học tiếng Anh!
Vừa dã ngoại, vừa học tiếng Anh!
Sam Nuzes - tình nguyện viên người Mỹ 18 tuổi - gắn bó với học trò Hama 1 tháng, trước khi đi chia sẻ: Hama là thiên đường trên trái đất!
Sam Nuzes - tình nguyện viên người Mỹ 18 tuổi - gắn bó với học trò Hama 1 tháng, trước khi đi chia sẻ: Hama là thiên đường trên trái đất!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ