Những người quan tâm tới du lịch khó lòng quên được hình ảnh một bãi biển Sầm Sơn đông như nêm cối mỗi dịp khai hội. Hình ảnh ấy còn trở đi trở lại vào những kỳ nghỉ lễ khác như 30/4-1/5; 2/9…
Không riêng Sầm Sơn, cảnh dòng người kín đặc, chen chúc có thể tìm thấy ở bất cứ khu du lịch nào, từ Sapa, Tam Đảo, Cát Bà, các bãi biển miền Trung, đến Đà Lạt, Vũng Tàu… Vậy nên, thay vì được nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ của nhiều gia đình đã trở nên ngột ngạt, mỏi mệt, bực bội vì phải chen lấn, sử dụng dịch vụ tệ hại, thậm chí bị “chặt chém” không thương tiếc.
Sau 3 tuần ở Việt Nam, biên tập viên Gudrun Brandenburg của “Cẩm nang du lịch” mới đây (đầu tháng 4) đã chia sẻ 6 lý do không muốn đến Việt Nam thêm một lần nữa, trong đó lý do đầu tiên là tình trạng quá tải du khách. Hội An, một thành phố “yên tĩnh như đang ngủ mơ màng” trong nhiều cuốn cẩm nang du lịch thì trong mắt cô giờ “ngập lụt” trong dòng chảy của khách du lịch. Du khách tới Phú Quốc cũng không thể tìm được sự yên tĩnh khi hòn đảo trong cảnh ngổn ngang xây dựng, tiếng nhạc karaoke hòa trộn tiếng xuồng máy phóng trên mặt nước…
Lý do thứ hai, theo Gudrun Brandenburg là “những bãi biển và dòng sông chết” bởi rác thải, hộp nhựa, túi nilon và nước thải của cả ngư dân lẫn du khách. Xe máy trong mắt biên tập viên này cũng là một sự vô lý, nhất là ý thức chấp hành luật giao thông của những người điều khiển phương tiện này.
Lý do thứ tư theo Gudrun Brandenburg là “ẩm thực” và thứ năm là “con người không thân thiện”. “Tôi không mong đợi bất kỳ người Việt Nam nào cũng mỉm cười với tôi. Nhưng khi tôi đặt một xe với tài xế riêng giá 125 USD, tôi hy vọng sẽ nhận được ít nhất một sự chào đón và khuôn mặt thân thiện. Tuy nhiên, thay vào đó, người lái xe cau có mở cửa xe và thậm chí không trả lời câu “Hello” của tôi. Thật không may, đây không phải là một trường hợp cá biệt”, Gudrun Brandenburg kể và chia sẻ thêm nhiều trải nghiệm khó chịu như vậy với cả hướng dẫn viên du lịch, người bán hàng rong cho đến nhân viên nhà hàng…
Điểm cuối cùng Gudrun Brandenburg nhấn mạnh là tình trạng chặt chém khách du lịch. “Khi động đến tiền, một số người Việt Nam có thể trở nên thái quá”, Gudrun Brandenburg nhận xét và lấy vô vàn ví dụ, từ việc bị đòi thêm tiền so với thỏa thuận khi đi xích lô đến việc đòi tiền “bo” khi chưa kết thúc chuyến đò trong Tam Cốc (Ninh Bình). Hay ly cocktail khuyến mại nhập nhèm…
Chia sẻ của Gudrun Brandenburg là cảm nhận của một cá nhân, trong một thời gian ngắn trải nghiệm, và cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Song câu chuyện của cô không gây ngạc nhiên với nhiều du khách trong và ngoài nước.
Đây cũng chính là lý do khiến gia đình tôi nhiều năm nay thường chọn điểm đến vào những dịp nghỉ lễ là… ở nhà bởi quá ngán ngẩm với tình cảnh đông đúc, nhộm nhoạm ở hầu hết những khu vui chơi, nghỉ dưỡng quen thuộc. Và tâm lý sợ… đi du lịch, nghỉ dưỡng các kỳ nghỉ lễ không phải cá biệt.
“Không ai được phép đối xử tệ với bạn nếu bạn không cho phép họ làm điều đó”. Bài học tâm lý này có thể áp dụng trong nhiều tình huống, kể cả với lĩnh vực du lịch. Thay vì “cam chịu” trở thành nạn nhân của nạn “chặt chém” khi đi du lịch, khách hàng có thể từ chối sử dụng dịch vụ, thậm chí kiện ra tòa, hoặc nhờ đến các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tôi cho rằng, người tiêu dùng càng nghiêm khắc, đòi hỏi, càng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu ngay tại thị trường nội địa, thông qua du lịch. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp, địa phương không thực sự thay đổi cách thức kinh doanh, họ không chỉ dần làm vơi đi “nồi cơm” của mình, mà còn có tội với các kỳ quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp - một tiềm năng du lịch cực lớn của Việt Nam.
Nỗi sợ mang tên... du lịch nghỉ lễ
Biên tập viên Gudrun Brandenburg của “Cẩm nang du lịch” mới đây đã chia sẻ 6 lý do không muốn đến Việt Nam thêm một lần nữa.
Khách du lịch đông kín trong dịp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2019. Ảnh: B.T.H |
Hoa hậu Tiểu Vy 'chơi lớn' trong buổi ra mắt phim điện ảnh đầu tay
Lan tỏa văn hóa đọc, Hoa hậu Kiều Duy nhận bằng khen
Du khách thích thú ngắm hoa tớ dày nhuộm hồng Mù Cang Chải
Ca sĩ Anh Thơ và Lê Anh Dũng đắm say với ‘Biển trời quê hương’
Du lịch Việt Nam phục hồi tốt nhất khu vực ASEAN
Tin tiêu điểm
Thiết giáp hạng nặng trên khung T-72 xuyên thủng tuyến phòng thủ đối phương?
Thế giớiGD&TĐ - Những xe bọc thép chở quân sử dụng khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực có lẽ là phương tiện cần thiết với Quân đội Nga hiện nay.
Sẽ gọi tái ngũ hàng trăm tiêm kích MiG-31 trong kho dự trữ?
Thế giớiGD&TĐ - Các nguồn thông tin mở cho biết đến năm 2018, Nga có thể vẫn lưu giữ tới 130 tiêm kích MiG-31 trong các kho dự trữ.
Forbes nêu tên quốc gia có lực lượng pháo binh lớn nhất thế giới
Thế giớiGD&TĐ - Quân đội Nga có kho vũ khí pháo lớn nhất và cũng có nguồn cung cấp đạn dược ổn định – Tạp chí Forbes tuyên bố ngày 16/7.
Bài học quý giá từ phương tiện chủ chốt trong chiến dịch đặc biệt
Thế giớiGD&TĐ - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M do Nga sản xuất đã trở thành một trong những phương tiện chủ chốt trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Đóng hàng loạt tàu đổ bộ Dự án 11711 với cấu hình mới
Thế giớiGD&TĐ - Cấu hình mới của tàu đổ bộ Dự án 11711 mang lại khả năng tác chiến cao hơn cho Hải quân Nga.
Nam sinh người Tày đỗ đầu khối A01 tỉnh Lạng Sơn từng bỏ vòng loại HSG quốc gia
Học đườngGD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
Tìm ra nguyên nhân máy tính chạy Windows toàn cầu ngừng hoạt động
Thế giớiGD&TĐ - Trong ngày, tình trạng ngừng hoạt động của các thiết bị máy tính chạy Windows được báo cáo ở nhiều quốc gia khác nhau.
Tin nổi bật
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII
Thời sựChủ tịch Quốc hội: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL
Giáo dụcNhộn nhịp không khí Tết Nguyên đán ở các trường đại học
Học đườngVì sao 5.700 xe tăng Ukraine giảm chỉ còn 1.110 chiếc?
Thế giớiBài tập Tết truyền cảm hứng
Học đườngNga tiếp tục trả nợ cho đối thủ bằng USD và Euro
Thế giớiNgười trồng đào ở Nam Định thắng lớn
Thời sựTuyển Việt Nam đón tin vui lớn trước Tết Nguyên Đán
Thể thaoThiết giáp phun lửa BMO-T nổi tiếng sẽ trở thành xe bọc thép chở quân hạng nặng?
Thế giớiThua sốc PSG, Man City nguy cơ bị loại ngay vòng bảng Champions League
Thể thaoChùm ảnh Vũ Hán rực rỡ đón Tết sau 5 năm tơi bời vì Covid-19
Thế giớiĐừng bỏ lỡ
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1: Bạch Dương, Bọ Cạp phát tài trông thấy
GD&TĐ - Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
5 mẹo phong thủy hút tài lộc cực hay cho người kinh doanh năm 2025
GD&TĐ - Nắm được các yếu tố phong thủy cửa hàng kinh doanh sẽ giúp việc làm ăn, buôn bán của bạn trở nên phát đạt, may mắn.
Lịch âm 24/1 - Xem lịch âm ngày 24/1
GD&TĐ - Xem lịch âm: Dương lịch 24/1/2025; Âm lịch: 25/12/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ...
Ông Lê Quang Thọ được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
GD&TĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ bổ nhiệm TS. Lê Quang Thọ - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ giữ chức vụ Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ.
Quốc gia đầu tiên ở châu Âu bỏ phiếu ‘khai tử’ công nghệ VAR
GD&TĐ - Na Uy sắp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ‘khai tử’ công nghệ VAR do sự phản ứng phẫn nộ từ người hâm mộ.
Lịch sử đối đầu áp đảo của Man United trước Rangers
GD&TĐ - Cuộc đối đầu dự báo sẽ hết sức khó khăn dành cho thầy trò HLV Philippe Clement khi họ đang bị đánh giá cửa dưới so với Man United.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị động viên lực lượng bảo vệ biên giới
GD&TĐ - Quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng yêu cầu lực lượng biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, giúp người dân vui Xuân, đón Tết.
15 điểm xem pháo hoa dịp Tết Ất Tỵ đẹp nhất ở TPHCM
GD&TĐ - TPHCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 15 điểm vào thời khắc giao thừa năm mới Ất Tỵ.
HLV Kim Sang-sik muốn Son Heung-min thi đấu cho tuyển Việt Nam
GD&TĐ - Trả lời phỏng vấn trên báo chí Thái Lan, HLV Kim Sang-sik có những chia sẻ đáng chú ý về đội tuyển Việt Nam.
Tàu chở nhiên liệu tên lửa từ Trung Quốc đang hướng tới Iran
GD&TĐ - Hợp tác quốc phòng giữa Trung Quốc với Iran đang khiến phương Tây cảm thấy lo ngại.
Giáo viên cần có kỹ năng để thích ứng với chuyển đổi số giáo dục
GD&TĐ - Theo bà Đoàn Khánh Huyền - Giám đốc công ty TNHH Truyền Thông Mytoon, giáo viên cần có kỹ năng để thích ứng với chuyển đổi số giáo dục.
Thái Bình chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Thái Bình vừa có thông báo môn thi thứ 3 Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026.