Nơi mỗi năm có hàng trăm vụ tự tử bằng lá ngón: Giành giật sự sống với loài cây giết người

GD&TĐ - Dù đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, song tự tử bằng lá ngón vẫn là vấn nạn nhức nhối ở huyện vùng cao Điện Biên Đông. Hiện địa phương này đang chuyển hướng trong chiến lược truyền thông, nhằm hạn chế tối đa hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Cán bộ Trạm Y tế xã Keo Lôm tuyên truyền tác hại của lá ngón cho người dân địa bàn.
Cán bộ Trạm Y tế xã Keo Lôm tuyên truyền tác hại của lá ngón cho người dân địa bàn.

Nhức nhối cây “uất ức”

Buồn chuyện tình cảm, thất vọng về người thân, vướng mắc chuyện gia đình… tạo thành những uất ức chất chứa trong lòng. Mỗi lần như thế, nhiều đồng bào vùng cao ở Điện Biên Đông (Điện Biên) lại tìm đến lá ngón như một cách “giải thoát”. Đó cũng là lý do, người bản địa gọi đây là cây “uất ức”.

Là một trong những nhân viên y tế thôn bản được đánh giá có năng lực và rất nhiệt tình trong tuyên truyền, phòng chống nạn tự tử bằng lá ngón, song anh Ly A Mua, bản Keo Lôm 2, xã Keo Lôm lại “bất lực” với chính con gái mình. Anh mua tâm sự, trong 1 lần bị mẹ mắng, cháu Ly Thị P. – con gái anh, cũng đã từng tìm đến lá ngón để tự tử.

“Cũng không phải mâu thuẫn gì lớn, chỉ là buổi tối cháu đi chơi về muộn nên mẹ có nói mấy câu. Đến sáng không thấy con, tôi đi tìm thì gặp cháu đã nằm gục sau nhà. Mở mắt cháu ra, tôi biết ngay là con ăn lá ngón rồi, nên lập tức đưa đi cấp cứu”, anh Mua nhớ lại.

Cây lá ngón mọc hoang ở nhiều địa bàn vùng cao.

Cây lá ngón mọc hoang ở nhiều địa bàn vùng cao.

Lần đó, con anh may mắn thoát nạn, giữ được tính mạng. Song anh Mua bảo, gia đình vẫn không khỏi lo lắng, vì những mâu thuẫn trong gia đình khó tránh khỏi. Trong khi đó, lá ngón lại sẵn có, mọc hoang ở rất nhiều trên địa bàn.

Mới đây nhất là trường hợp của chị Thào Thị T. (34 tuổi), ở bản Phì Nhừ B, xã Phì Nhừ. Sau khi xảy ra mâu thuẫn với chồng, trong cơn tức giận chị T. đã quyết định tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón. Chị T. cũng may mắn thoát nạn vì được hiện và cấp cứu kịp thời, đúng cách.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông, năm 2019, trên địa bàn xảy ra 111 vụ tử tự bằng lá ngón khiến 24 người tử vong. Năm 2020, xảy ra 97 vụ, 20 người tử vong. Năm 2021 là 95 vụ, 19 người tử vong. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, xảy ra hơn 30 vụ, 3 người tử vong.

Các vụ việc chủ yếu vẫn ghi nhận trong đồng bào dân tộc Mông, một số ít trường hợp là người Thái, Khơ Mú. Độ tuổi đa phần từ 13 – 25, tập trung tại các xã: Phì Nhừ, Xa Dung, Keo Lôm, Phình Giàng, Háng Lìa. Con số vụ việc mặc dù có giảm, song không đáng kể. Tuy nhiên, hậu quả để lại đã có sự chuyển biến rõ nét. Số nạn nhân tử vong ngày một hạn chế. Số ít ca đáng tiếc, nguyên nhân do không được phát hiện kịp thời.

Từ “phòng” sang “chống”

Được biết, Ban Thường vụ Huyện ủy Điện Biên Đông đã ban hành riêng 1 chỉ thị (số 11-CT/HU) về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân trí, kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Trong đó, giải pháp quan trọng hàng đầu được đề cập là việc tuyên truyền về hệ lụy từ vấn nạn tự tử bằng lá ngón cho người dân. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết khó khăn, bế tắc trong cuộc sống. Vận động bà con nâng cao trách nhiệm của bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Mặt khác, UBND huyện cũng chỉ đạo Phòng Dân tộc chủ động kế hoạch, bố trí kinh phí tuyên truyền; Phòng GD&ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các tiết học ngoại khóa, tổ chức hội thi...

Bên cạnh tác hại của lá ngón, hiện nay các hoạt động tuyên truyền tại huyện Điện Biên Đông tập trung vào việc hướng dẫn kỹ năng phát hiện, sơ cấp cứu đối với các trường hợp tự tự bằng lá ngón.

Bên cạnh tác hại của lá ngón, hiện nay các hoạt động tuyên truyền tại huyện Điện Biên Đông tập trung vào việc hướng dẫn kỹ năng phát hiện, sơ cấp cứu đối với các trường hợp tự tự bằng lá ngón.

Bên cạnh truyền thông thay đổi hành vi, trọng tâm tuyên truyền được chuyển hướng sang việc hướng dẫn, bổ sung kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu đối với các trường hợp tự tự bằng lá ngón khi phát hiện. Đặc biệt, tại các xã, thị trấn tích cực phát huy vai trò người có uy tín, trưởng dòng họ.

Theo bà Lò Thị Chanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Điện Biên Đông thì nhiều năm nay các cấp phụ nữ đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về kỹ năng sống, làm vợ, làm mẹ, cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình… Từ đó, giúp bà con tự điều chỉnh các mối quan hệ và thay đổi, ngăn chặn lối suy nghĩ tìm đến cái chết mỗi khi gặp chuyện không vui.

Hội cũng đang triển khai xây dựng mô hình “Phòng chống tự tử bằng lá ngón” tại xã Xa Dung, với 30 thành viên. “Mô hình sẽ phát huy vai trò của các thành viên trong việc kịp thời phát hiện, xử trí đúng cách và cấp cứu kịp thời, nhằm hạn chế thấp nhất hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Từ những kinh nghiệm đúc rút được để nhân rộng ra toàn địa bàn”, bà Chanh cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.