Ninh Bình: Tổ chức Cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số năm 2022

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022.

Giáo viên Ninh Bình đều có thể tham gia Cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số năm 2022
Giáo viên Ninh Bình đều có thể tham gia Cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số năm 2022

Theo đó, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều có thể tham gia. Mỗi sản phẩm dự thi do một hoặc một nhom tác giả thiết kết, xây dựng.

Các sản phẩm dự thi được nộp trực tuyến theo quy định của Bộ GD&ĐT để tổ chức chấm vòng Sơ khảo (cấp tỉnh). Các sản phẩm có chất lượng sẽ được chọn tham dự vòng Chung kết cấp quốc gia.

Sản phẩm dự thi là các thiết bị dạy học được xây dựng/thiết kế/số hóa để sử dụng hoàn toàn hoặc một phần trên môi trường số phục vụ cho công tác dạy và học ở cơ sở giáo dục phổ thông và thường xuyên (Tư liệu dạy học: Bộ tranh ảnh, video clip. Phần mềm thí nghiệm ảo, mô phỏng thí nghiệm. Thiết bị thí nghiệm thực hành được kết nối và có thể tương tác được trên máy tính…).

Sản phẩm dự thi phải đáp ứng được yêu cầu: Đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, sư phạm, phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của CT GDPT 2018 cũng như Thông tư số 37, 38, 39 của Bộ GD&ĐT ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học, THCS, THPT.

Sản phẩm có thể thay thế các thiết bị dạy học truyền thống hoặc những thiết bị thí nghiệm/dụng cụ thí nghiệm không thể sử dụng được trong lớp học. Sản phẩm dự thi không vi phạm các quy định Luật sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan.

Sản phẩm được đánh giá theo các tiêu chí quy định trong Quyết định số 1338 của Bộ GD&ĐT ban hành Thể lệ Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I, năm 2022.

Tổng số giải từ Khuyến khích trở lên không vượt quá 30% số sản phẩm tham gia. Số lượng giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải; số lượng giải Nhì không vượt quá 10% tổng số giải; số lượng giải Ba không vượt quá 25% tổng số giải.

Thời gian thực hiện cuộc thi theo các mốc: Trước 30/7 các tác giả xây dựng, thiết kế các sản phẩm; Trước 10/8, Phòng GD&ĐT, Trường THPT, Trung tâm GDTX lựa chọn các sản phẩm dự thi cấp tỉnh; Từ 10-15/8, Phòng GD&ĐT, Trường THPT, Trung tâm GDTX gửi sản phẩm dự thi cấp tỉnh; Từ 1-30/9, Phòng GD TrH tổ chức thi cấp tỉnh. Gửi các sản phẩm dự thi cáp quốc gia (vòng Chung kết).

Cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số năm 2022 đặt ra yêu cầu chung: Sản phẩm dự thi phải bảo đảm tính khoa học, sư phạm, đáp ứng yêu cầu của CT GDPT 2018, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá hiện nay.

Các cơ sở giáo dục thông tin và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của đơn vị tham gia Cuộc thi đạt kết quả tốt nhất. Cuộc thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, công bằng, khách quan đúng Thể lệ Cuộc thi do Bộ GD&ĐT ban hành.

Cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số năm 2022 ngành Giáo dục Ninh Bình hướng tới mục đích: Xây dựng và phát triển kho học liệu số về thiết bị dạy học số có chất lượng. Các thiết bị dạy học số được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục.

Khuyến khích phong trào thiết kế, sáng tạo làm thiết bị dạy học trong giáo viên và những tổ chức, cá nhân có quan tâm để bổ sung, khắc phục những khó khăn về thiết bị dạy học tại các trường phổ thông và thường xuyên trong quá trình triển khai CT GDPT 2018.

Bổ sung nguồn tư liệu dạy học, thiết bị dạy học để sử dụng trong công tác dạy và học trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Tuyển chọn những sản phẩm có chất lượng tham dự vòng thi Chung kết cấp quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.