Những vướng mắc trong miễn, giảm học phí cho HS - SV hộ nghèo, khó khăn

Những vướng mắc trong miễn, giảm học phí cho HS - SV hộ nghèo, khó khăn
(GD&TĐ) - Tiến độ thực hiện việc xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, những bất hợp lý, tồn tại, vướng mắc của Nghị định 49 đến tỷ lệ nộp hồ sơ tuyển sinh năm học 2013 - 2014... là nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được cử tri quan tâm.
 
Cử tri hỏi:

Thủ tục miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên các hộ nghèo, học sinh vùng đặc biệt khó khăn hiện nay rất phiền hà, gây khó khăn cho học sinh, sinh viên và gia đình, vì các em phải đóng tiền học phí tại các trường theo học (có gia đình phải đi vay lãi để cho con đóng học, vì hộ nghèo không có tiền), sau đó lấy giấy xác nhận về địa phương để nhận tiền hỗ trợ, nhưng thời gian kéo dài, hàng năm sau mới nhận được tiền hỗ trợ. Đề nghị Nhà nước xem xét, sửa đổi quy định về các thủ tục thanh toán được thuận lợi hơn, kịp thời; cho thực hiện theo thủ tục như trước đây là thực hiện miễn giảm tại các trường”.

... Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2010/NĐ-CP để điều chỉnh những bất hợp lý và khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện thời gian qua, trong đó có kiến nghị về việc thực hiện phương thức cấp bù học phí. Dự kiến Nghị định sẽ trình Chính phủ và xin ý kiến các bộ, ngành liên quan trong tháng 9/2012.
Xin Bộ trưởng cho biết:
- Bộ đã trình Chính phủ và xin ý kiến các Bộ, ngành như dự kiến chưa? Nếu đã thực hiện thì vào thời gian nào và khi nào thì Nghị định thay thế Nghị định 49 được thực hiện?
- Nếu chưa trình, lý do tại sao? Khi nào trình và khoảng thời gian nào thì có Nghị định thay thế Nghị định 49?
- Với những bất hợp lý, tồn tại, vướng mắc của Nghị định 49 trong thời gian vừa qua, có ảnh hưởng gì đến tỷ lệ nộp hồ sơ tuyển sinh năm học 2013 - 2014 không?
Bộ trưởng trả lời:
1. Về việc xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2010/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 49).
Bộ GD&ĐT đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra và tổ chức hội thảo với các Sở GD&ĐT, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại 26 tỉnh, thành phố để lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định 49; Xin ý kiến góp ý của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 19 Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện dự thảo.
Ngày 2/4/2013, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 49. Về cơ bản, các thành viên Chính phủ nhất trí với dự thảo do Bộ GD&ĐT trình và có góp ý một số nội dung.
Ngày 6/6/2013, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ báo cáo tiếp thu, giải trình các góp ý của các thành viên Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành nghị định.
2. Về ảnh hưởng của những bất hợp lý, tồn tại, vướng mắc của Nghị định 49 đến tỷ lệ nộp hồ sơ tuyển sinh năm học 2013 - 2014.
Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng giảm theo từng năm.
Chúng tôi đang theo dõi sát sao để nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng hiện nay chưa làm rõ được mối liên quan trực tiếp giữa những vướng mắc, bất hợp lý của Nghị định 49 và tỷ lệ nộp hồ sơ tuyển sinh.  
 Vừa qua, nhiều cử tri đã bày tỏ sự quan tâm cũng như đặt ra những câu hỏi với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về các vấn đề nóng trong lĩnh vực giáo dục. Với tinh thần cầu thị, không né tránh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trực tiếp và thẳng thắn giải đáp. Báo Giáo dục & Thời đạiGiáo dục và Thời đại điện tử (gdtd.vn) trân trọng đăng tải một số câu trả lời của Bộ trưởng với cử tri.
PV ghi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.