Những vùng đất nguy hiểm

GD&TĐ - Tại sao trong thời gian qua, thế giới phải hứng chịu nhiều trận động đất? Phải chăng hoạt động động đất đang ngày càng gia tăng? Nhiều người trên thế giới cũng đặt ra những câu hỏi tương tự.

Những vùng đất nguy hiểm

Nhưng có lẽ người dân ở thành phố Norseman, tây Australia thì chẳng có thời gian để thắc mắc bởi họ đã phải hứng chịu tới... 33 trận động đất trong tháng 7/2016. Một tháng trước đó, hầu như ngày nào Norseman cũng bị động đất.

Động đất nhiều không tưởng!

Trận động đất đầu tiên xảy ra vào lúc nửa đêm 28/5/2016 mạnh 5 độ richter, làm rung chuyển thành phố. Một giờ sau, một trận động đất còn mạnh hơn 5,1 độ lại xảy ra. John Fry, một quan chức chính quyền địa phương cho hay, ông đã nghe thấy một tiếng ầm rất lớn vào lúc nửa đêm song không biết đó là động đất. "Tôi chỉ cho rằng có một đoàn tàu đang đi qua. Điều cuối cùng có thể nghĩ tới là một trận động đất".

Kể từ đó, cư dân thành phố Norseman đã phải đương đầu với các dư chấn xảy ra liên tiếp sau hai trận động đất lớn trên. Những cơn địa chấn xảy ra liên tiếp từ 2,7 độ tới 4,2 độ, ngoại trừ trận động đất 5,6 độ hồi đầu tháng 7/2016.

Nhà địa chấn học Hugh Glanville thuộc cơ quan khảo sát địa chất quốc gia Geoscience Australia cho hay, hiện tượng trên là chuỗi động cổ điển, có thể lý giải: "Khi một mảnh lớn của đường đứt gãy dịch chuyển mạnh, nó sẽ gây sức ép lên các phần khác của đường đứt gãy. Vì thế, những khu vực cận kề đường đứt gãy cũng sẽ dịch chuyển để giải phóng sức ép vừa được chuyển sang nó".

Hơn 30 năm trước, cư dân Norseman cũng không lạ lẫm gì với những lần địa chấn. Năm 1985, thành phố hứng chịu một trận động đất 5,6 độ, và sau đó là hàng loạt dư chấn. Nhà địa chấn học Dan Jaksa thuộc Geoscience Australia cho biết: "Chuỗi dư chấn thường vẫn xảy ra khoảng 5 năm sau trận động đất, với cường độ 3-4 độ richter, và giảm dần cho tới khi dứt hẳn. Năm nay, chúng ta lại chứng kiến điều tương tự".

Ông Jaksa thừa nhận, hiện không có cách nào biết được liệu dư chấn lần này có kéo dài tới 5 năm hay không. Dự báo, trong vài tháng tới, thành phố này sẽ vẫn hứng chịu các đợt dư chấn. Nhưng tất nhiên, Norseman không phải là thành phố duy nhất mà động đất thường xuyên "hỏi thăm".

Tại sao Nhật Bản thường xuyên hứng chịu động đất?

Ngày 14/4/2016, một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter đã xảy ra tại miền nam Nhật Bản. Trong vòng chưa đến hai ngày sau, vùng này tiếp tục hứng chịu trận động đất mạnh 7 độ richter, kéo theo khuyến cáo về sóng thần trong khu vực. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất gần nhất xảy ra tại vùng Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản vào lúc 1 giờ 25 phút (giờ địa phương) ngày 16/4/2016.

Các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản nằm dọc Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào. Khu vực này có hình dạng tương tự vành móng ngựa, bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương.

Trong vành đai lửa, một số mảng kiến tạo bao gồm mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate) và mảng kiến tạo Philipines (Philippines Sea Plate) thường xuyên phân tách và va chạm. Live Science dẫn lời Douglas Given, nhà địa vật lý thuộc USGS ở thành phố Pasadena, bang California: "Bề mặt Trái đất được chia thành các mảng lớn luôn luôn di chuyển. Khi các mảng tương tác với nhau, chúng gây tác động lớn", Theo nhà địa vật lý Paul Caruso, sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Philipines phía dưới mảng Á - Âu có khả năng gây ra những trận động đất gần đây tại Nhật Bản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.