Những vùng đất - con người - chiến công bất tử

GD&TĐ - Hiếm có vùng đất nào trên thế giới như Tổ quốc Việt Nam: Mấy ngàn năm lịch sử hết sức hào hùng, không ngừng dựng xây, liên tục chiến đấu vô cùng oanh liệt, để dải đất hình chữ S này mãi mãi trường tồn, xanh tươi rạng rỡ…

Chúng con nguyện trọn đời theo chân Bác (chụp tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai)
Chúng con nguyện trọn đời theo chân Bác (chụp tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai)

Không ai đo đếm được biết bao xương máu của lớp lớp thế hệ “con Rồng - cháu Tiên” đã đổ xuống suốt 73 năm qua, từ Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 (19/8/1945 - 19/8/2018) - đến Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2018), đã làm nên “Thời đại Hồ Chí Minh” bất diệt.

Tượng đài Chiến thắng Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Chiến công này và một số chiến công khác, đã được Bác Hồ tặng câu thơ Xuân 1966:“Mừng miền Nam rực rỡ chiến công/ Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plâyme, Đà Nẵng”
 Tượng đài Chiến thắng Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Chiến công này và một số chiến công khác, đã được Bác Hồ tặng câu thơ Xuân 1966:“Mừng miền Nam rực rỡ chiến công/ Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plâyme, Đà Nẵng” 

Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng thấm thía hơn bao giờ hết chân lý vĩ đại - như Bác Hồ kính yêu đã nhấn mạnh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Nữ sinh các dân tộc: Kinh; Ê Đê; Jrai Trường Đại học Tây Nguyên hôm nay (trụ sở nhà trường tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - nơi mở màn cho Đại thắng mùa Xuân 1975 vĩ đại, thống nhất Tổ quốc Việt Nam)
Nữ sinh các dân tộc: Kinh; Ê Đê; Jrai Trường Đại học Tây Nguyên hôm nay (trụ sở nhà trường tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - nơi mở màn cho Đại thắng mùa Xuân 1975 vĩ đại, thống nhất Tổ quốc Việt Nam)

Phóng viên Báo GD&TĐ trân trọng mời bạn đọc cùng lật giở lại một số trang sử vàng chói lọi và đẫm máu của đất nước ta, suốt 73 năm kiên cường đánh Pháp, đuổi Mỹ và đập tan bọn diệt chủng Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu, nhằm giữ vững nền tự do, độc lập cho Tổ quốc.

Tượng đài nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu chống Pháp ở thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 Tượng đài nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu chống Pháp ở thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nhà tưởng niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ đêm 22 - rạng sáng 23/11/1940. Nơi đây (ngã ba Giồng, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM hiện nay), ngày 28/8/1941, giặc Pháp đã xử bắn những cán bộ lãnh đạo ưu tú cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam: Nguyễn Văn Cừ; Võ Văn Tần; Phan Đăng Lưu; Nguyễn Thị Minh Khai… Khởi nghĩa Nam Kỳ là phát pháo mở màn báo hiệu cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thắng lợi vĩ đại sau này
Nhà tưởng niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ đêm 22 - rạng sáng 23/11/1940. Nơi đây (ngã ba Giồng, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM hiện nay), ngày 28/8/1941, giặc Pháp đã xử bắn những cán bộ lãnh đạo ưu tú cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam: Nguyễn Văn Cừ; Võ Văn Tần; Phan Đăng Lưu; Nguyễn Thị Minh Khai… Khởi nghĩa Nam Kỳ là phát pháo mở màn báo hiệu cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thắng lợi vĩ đại sau này
Tại cái giếng này, rạng sáng 25/9/1977, quân Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu đã chặt đầu, mổ bụng, ném xuống giếng 11 thi thể thầy giáo, cô giáo tuổi 20 - 25 ở điểm trường Tân Thanh, Trường Tiểu học Tân Lập, xã biên giới Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Cùng bị sát hại dã man còn có hơn 500 thường dân vô tội của xã Tân Lập…
Tại cái giếng này, rạng sáng 25/9/1977, quân Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu đã chặt đầu, mổ bụng, ném xuống giếng 11 thi thể thầy giáo, cô giáo tuổi 20 - 25 ở điểm trường Tân Thanh, Trường Tiểu học Tân Lập, xã biên giới Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Cùng bị sát hại dã man còn có hơn 500 thường dân vô tội của xã Tân Lập… 
Khu mộ 10 nữ Anh hùng Liệt sĩ Thanh niên Xung phong đã chiến đấu chống bom đạn Mỹ và anh dũng ngã xuống tháng 10/1968 khi mới tuổi 18 - 20, tại ngã 3 Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Khu mộ 10 nữ Anh hùng Liệt sĩ Thanh niên Xung phong đã chiến đấu chống bom đạn Mỹ và anh dũng ngã xuống tháng 10/1968 khi mới tuổi 18 - 20, tại ngã 3 Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82 huyện biên giới Tân Biên, Tây Ninh. Đây là nơi an nghỉ của 622 Nhà giáo - Liệt sĩ, trên tổng số hơn 4.000 nhà giáo từng tham gia đánh Pháp, đuổi Mỹ. Đây cũng là nghĩa trang của hơn 8.000 Liệt sĩ đã ngã xuống, trong chiến tranh biên giới Tây- Nam chống bọn diệt chủng Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu
Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82 huyện biên giới Tân Biên, Tây Ninh. Đây là nơi an nghỉ của 622 Nhà giáo - Liệt sĩ, trên tổng số hơn 4.000 nhà giáo từng tham gia đánh Pháp, đuổi Mỹ. Đây cũng là nghĩa trang của hơn 8.000 Liệt sĩ đã ngã xuống, trong chiến tranh biên giới Tây- Nam chống bọn diệt chủng Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ