Bị mẹ giết
Trong lịch sử Trung Quốc, “độc mẫu” (người mẹ độc ác) vốn không ít, ví như đệ nhất Hoàng hậu Tây Hán Lữ Trĩ, hay Đại Đường đệ nhất Hoàng hậu Võ Tắc Thiên, Đại Thanh đệ nhất Hoàng hậu Từ Hy...
Túc Tông Nguyên Hủ (510 – 528) là con trai thứ hai của Võ Tông Nguyên Khác. Nguyên Hủ 6 tuổi đã được làm hoàng tử kế vị, nhưng mẹ ông là Hồ Thái hậu vì đam mê quyền lực, lấy lý do Hoàng đế còn nhỏ để lâm triều nhiếp chính.
Sau này, Hồ Thái hậu thẳng tay hạ độc giết chết con đẻ của mình. Nguyên Hủ qua đời khi mới 19 tuổi. Thái hậu còn giữ lại một chút mẫu tính, cho người xây dựng lăng tẩm an táng con trai, gọi là Định Lăng.
Bị cha giết
Vào thời Ngũ đại thập quốc có vị vua thứ hai của Bắc hán là Duệ Tông Lưu Quân. Lưu Quân 15 tuổi kế thừa ngôi vị của Lưu Mân, vậy nhưng lại tôn Liêu chúa làm phụ hoàng. Ông yên phận làm “vua bù nhìn”, làm “con trai của Hoàng đế” nước Liêu, qua đời năm 43 tuổi.
Việc Lưu Quân qua đời vẫn bị nghi ngờ là do “phụ hoàng” là vua Liêu bày kế hãm hại. Lưu Quân cũng không có con ruột, chỉ có con nuôi là Lưu Kế Ân kế vị, nhưng Lưu Kế Ân làm vua chưa được 60 ngày đã bị giết chết.
Ung Chính mưu sát phụ hoàng?
Chuyện Ung Chính có hạ độc Khang Hy hay không đến ngày nay vẫn còn nhiều giả thuyết trái chiều.
Một giả thuyết phổ biến được truyền lại cho hậu thế là: Khang Hy hoàng đế uống phải bát canh độc do người của Tứ a ca Dận Chân (Ung Chính sau này) dâng lên. Sau đó ông vì trúng độc mà băng hà.
Tuy nhiên giả thuyết này luận về luân lý, pháp lý, tình lý, đều là những chuyện vu oan giáng họa, cũng không hợp tình hợp lý.
Dựa vào hoàn cảnh, phạm vi, động cơ gây án, giả thuyết này hoàn toàn đi ngược lại với sự thật lịch sử, nên tuyệt nhiên không có khả năng.
Nghi án Ung Chính ép mẹ ruột tự sát?
Trong “Đại giác nghĩa mê lục” có viết: “Nghịch thư gia trẫm dĩ ép mẫu tên”, chứng tỏ lúc đó tin đồn Ung Chính “ép mẫu” lưu truyền rất rộng.
Mẹ ruột của Ung Chính là Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị. Bà sinh được ba người con trai: Dận Chân, Doãn Tộ (mất lúc 5 tuổi), Doãn Trinh. Trong đó Tứ a ca Dận Chân, cũng là Ung Chính sau này, chính là con trai lớn của bà.
Sử cũ có ghi: sau này Dận Chân kế vị, đã truyền Doãn Trinh quay về Bắc Kinh, sau đó nhốt lại. Ô Nhã thị muốn gặp Doãn Trinh, nhưng Ung Chính không cho phép. Trong cơn tức giận, bà đã đập đầu vào cột tự tử.
Ô Nhã thị thấy các con huynh đệ tương tàn, con trai út lại bị con cả bắt nhốt, tức giận là điều không thể tránh khỏi.
Chính vì vậy, việc mẹ ruột tự tử cùng với hành động đem em trai bắt nhốt của Ung Chính khó có thể tránh khỏi can hệ. Tin đồn Ung Chính “ép mẫu” cũng từ đó mà ra.
Bị hoạn quan giết
Tiêu biểu nhất phải kể đến cái chết của Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa cổ đại. Doanh Chính đã bị một hoạn quan đoạt mệnh, đó chính là thái giám Triệu Cao.
Vào năm 210 TCN, Doanh Chính trên đường tuần tra thì lâm bệnh nặng. Khi ấy, Tần Vương ở tại hành cung Sa Khâu để dưỡng bệnh, nhưng đột nhiên băng hà khi vừa bước sang tuổi 50.
Chính sử ghi chép rằng Tần Thủy Hoàng bị bệnh qua đời, nhưng không ít học giả cho rằng vị Hoàng đế này bị sát hại bởi thái giám Triệu Cao - người đã phát động chính biến.
Doanh Chính qua đời, Hồ Hợi thuận lợi kế vị. Nhưng vị tân Hoàng đế này vẫn phải chịu số phận bị hoạn quan giở trò, còn bị chính Triệu Cao làm hại.Triệu Cao có ý đồ tự xưng làm vua, nhưng triều thần không phục, đành phải đưa con của tiên đế là Tử An lên làm Tần vương. Sau này, Triệu Cao cũng không được chết tử tế. Tháng 9 cùng năm, thái giám này bị xử tử, còn lĩnh án tru di tam tộc.
Bình luận