Những vị hoàng đế băng hà bí ẩn nhất trong lịch sử

1. Tần Thủy Hoàng băng hà do nắng nóng?

Tần Thủy Hoàng là vua nước Tần, cũng là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Trong suốt quãng thời gian trị vì, ông đã cho xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng mà trong đó phải kể đến Vạn Lý Trường Thành. Nhưng ít ai biết rằng, vị vua này lại có sức khỏe khá là yếu.

Cuốn "Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản kỷ" có ghi rằng: "Tần Vương mũi gẫy, mắt dài, lưng chim ó, tiếng như sói". Như vậy có thể phỏng đoán từ nhỏ, ông đã bị mắc chứng xương mềm, khó thở nên lớn lên ngực mới giống chim ó và tiếng thì như sói. 

Lúc còn nhỏ thì Tần Thủy Hoàng đã mắc bệnh như vậy nên thể trạng vẫn luôn không tốt. Sau này khi đã lên ngôi, ông lại rất cố chấp, muốn tự tay xử lý tất cả công việc. 

Thời đó, mỗi ngày lượng văn thư viết trên thẻ trúc chờ được phê duyệt có khi lên đến 60 kg. Nếu chưa phê duyệt hết thì vị hoàng đế này chưa nghỉ ngơi. Cứ như vậy, sức khỏe của Tần Thủy Hoàng đã không tốt nay lại càng yếu hơn, và ông mắc thêm chứng viêm màng não và động kinh.

Có lẽ vì nguyên nhân trên mà Tần Thủy Hoàng có một niềm đam mê gần như là ám ảnh đối với thuốc trường sinh bất tử. Ông đã sai người đi tứ phương để tìm ra vị thuốc thần tiên có thể giúp con người sống mãi mà không chết đi. Một đôi lần, ông cũng tự mình đi tuần du để tìm kiếm một thuốc trường sinh bất tử như mong muốn.

Năm 209 TCN, Tần Thủy Hoàng đi tuần du về phía đông; tháp tùng gồm có con trai và một số vị cận thần. Trên đường quay về, đoàn vi hành có đi qua một sa mạc. Người ta suy đoán rằng, do khí hậu ở đây quá khắc nghiệt, thời tiết nắng nóng liên tục và nhiệt độ cao nên đã khiến cho Tần Thủy Hoàng - người luôn có sức khỏe yếu ớt không thể chịu nổi. Chứng viêm màng não và động kinh phát tác khiến ông suy kiệt rồi nhanh chóng ra đi.

Khí hậu khắc nghiệt ở sa mạc đã khiến sức khỏe Tần Thủy Hoàng kém đi.
Khí hậu khắc nghiệt ở sa mạc đã khiến sức khỏe Tần Thủy Hoàng kém đi.
2. Vua Gia Khánh chết do bị sét đánh

Gia Khánh là con trai thứ 15 của vua Càn Long. Ông lên ngôi năm 36 tuổi và ở ngôi cho đến khi băng hà năm 60 tuổi. Ông nổi tiếng là một vị vua hiền đức và có công trừng trị các tham quan như Hòa Thân, Phúc Trường An hay diệt trừ nạn buôn thuốc phiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc lúc bấy giờ.

Thế nhưng ông lại là một vị hoàng đế không gặp nhiều may mắn. Ông từng bị thích khách hành hung chỉ vì… thích khách quá nghèo, không biết làm gì để mưu sinh nên mới nghĩ ra cách ám sát hoàng đế. 

Cung điện của ông cũng từng bị quân khởi nghĩa tấn công, đe dọa hậu cung và khống chế hoàng đế.

Gia Khánh là vị hoàng đế không gặp nhiều may mắn. (Ảnh minh họa).
Gia Khánh là vị hoàng đế không gặp nhiều may mắn. (Ảnh minh họa).
Năm 60 tuổi, ông băng hà. Các tài liệu chính sử cũng chỉ ghi chép chung chung là Hoàng đế đột ngột qua đời tại Thừa Đức sơn trang vào ngày 2 tháng 9 năm 1820. Thế nhưng người ta lại rỉ tai nhau nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của vị vua này là do sét đánh!

Một số người kể rằng, trong khi đi săn bắn, Gia Khánh đế bị ốm nặng đến mức phải nằm trên giường để điều trị trong lúc vẫn xử lý công việc triều chính. 

Một ngày nọ, bầu trời phía trên hành cung nơi ông đang tĩnh dưỡng đột nhiên tối sầm, mây đen mịt mù, sấm chớp đùng đùng, báo hiệu một cơn giông tố chuẩn bị ập đến. Thế rồi, trong lúc mưa to gió lớn xuất hiện sét, và rủi thay một tia sét đã đánh trúng cung điện nơi nhà vua đang nằm; hoàng đế cũng vì bị sét đánh mà đã nhanh chóng băng hà.

Một giả thuyết cho rằng, sét đánh trúng cung điện nơi nhà vua đang nằm nghỉ.
Một giả thuyết cho rằng, sét đánh trúng cung điện nơi nhà vua đang nằm nghỉ.

Theo một số nguồn tin khác, trong một cuộc săn bắn, Gia Khánh cùng với các đại thần sau nhiều ngày rong ruổi nhưng lại chẳng thu được chiến lợi phẩm nào ngoài vài con thỏ. Hoàng đế vô cùng thất vọng, cộng thêm với mệt mỏi sau nhiều ngày liên tục ngồi trên lưng ngựa nên đã ra lệnh kết thúc cuộc săn và hồi cung.

Trên đường về, đột nhiên thời tiết chuyển xấu, mưa bão kéo đến; bất chợt một tia sét lớn sau tiếng sấm rền đánh trúng vào nhà vua khiến ông bị ngã ngựa mà ra đi trong khi cả đoàn tùy tùng không ai bị sao cả.

Gia Khánh ra lệnh kết thúc cuộc đi săn sau nhiều ngày mà không thu được chiến lợi phẩm nổi bật.
Gia Khánh ra lệnh kết thúc cuộc đi săn sau nhiều ngày mà không thu được chiến lợi phẩm nổi bật.

Các đời vua nhà Thanh chết do khói bụi

Đến đời nhà Thanh, Bắc Kinh được chọn là kinh đô, trung tâm của cả đất nước. Nếu xét về điều kiện thời tiết thì nơi đây có một mùa đông khá là khắc nghiệt với nhiệt độ giảm xuống rất thấp và thường xuyên có sương mù. 

Ngoài ra, số lượng các công trình kiến trúc mọc lên nhan nhản, mật độ dân số ngày càng cao và mùa đông thì đốt than để sưởi ấm đã khiến cho các hạt bụi tích tụ dày dần theo thời gian.

Bắc Kinh - kinh đô của Trung Quốc dưới thời nhà Thanh.
Bắc Kinh - kinh đô của Trung Quốc dưới thời nhà Thanh.

Cuốn "Nguyên sử" có mô tả về những ngày ở Bắc Kinh mà bị bủa vây bởi sương mù, khói bụi, không thấy ánh sáng mặt trời trong nhiều ngày liên tiếp. 

Đến thời nhà Thanh, năm Khang Hy thứ 60 thì ghi lại rằng, trong ngày công bố kết quả thi khoa cử, sương mù bủa giăng khắp nơi, gió thổi lớn, khói bụi và cát dày đặc. Sang đến năm Hàm Phong thứ 16, tình hình vẫn không tiến triển khi tuyết thì ít mà sương mù nhiều, gió thổi mạnh mang theo khói bụi.

Bắc Kinh lại có 3 mặt giáp núi thế nên sương mù và khói bụi rất dễ ngưng tụ tuy nhiên lại khó mà phân tán; điều này đã khiến cho sức khỏe của người dân nơi đây, dù được chăm sóc kỹ càng, cẩn thận đến mức nào thì cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng như phát bệnh về tim mạch, huyết quản.

Cứ mùa đông là Bắc Kinh chìm trong sương mù vào khói bụi.
Cứ mùa đông là Bắc Kinh chìm trong sương mù vào khói bụi.

Trong cuốn "Thông tin lạ chưa một giờ học lịch sử nào từng nhắc đến: Những thông tin y học nằm ngoài sử sách" của bác sĩ Đàm Kiện Thiêu, ông đã tiết lộ rằng có đến 10 vị hoàng đế nhà Thanh, trong đó có Khang Hy và Càn Long đã băng hà mà nguyên nhân là chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.

Thống kê cho thấy các đời, vua nhà Thanh đều qua đời vào thời điểm cuối đông - đầu xuân. Vua Thuận Trị băng hà vào ngày mùng 7, Càn Long thì vào mùng 3, Đạo Quang ngày 14 và tất cả đều trong tháng Giêng. Còn các hoàng đế Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều ra đi vào những ngày cuối đông giá rét.

Nguyên nhân cái chết của Càn Long được suy đoán là do ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh. (Ảnh minh hoạ).
Nguyên nhân cái chết của Càn Long được suy đoán là do ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh. (Ảnh minh hoạ).

Rõ ràng, chính vì không khí chứa đầy khói bụi cùng với sự khắc nghiệt như vậy đã khiến cho các vị vua, dù được chăm sóc rất kỹ lưỡng, cũng không thể chống chọi nổi với thời tiết; nhanh chóng sinh bệnh và băng hà.

TheoHelino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.