Những thực phẩm phổ biến khiến bệnh đường ruột chữa mãi không khỏi

GD&TĐ - Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể nhận thấy rằng một số loại thực phẩm nhất định gây ra các triệu chứng tiêu hóa khó chịu.

Rất nhiều thực phẩm chúng ta quen dùng hàng ngày chính là “kẻ thù” của hội chứng ruột kích thích. (Ảnh: ITN)
Rất nhiều thực phẩm chúng ta quen dùng hàng ngày chính là “kẻ thù” của hội chứng ruột kích thích. (Ảnh: ITN)

Theo đó, kiêng sữa, đồ chiên và gluten (loại protein có trong lúa mì và một số loại ngũ cốc) được cho là phương pháp hiệu quả giúp giảm các triệu chứng IBS.

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp hướng dẫn chế độ ăn kiêng trong khi vẫn đảm bảo bạn nhận được loạt chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Thực tế, nhiều người nhận thấy rằng việc tránh một số tác nhân gây IBS phổ biến - bao gồm sữa, rượu và thực phẩm chiên - sẽ dẫn đến kết quả: đi tiêu đều đặn hơn, ít khi bị đau bụng, ít khi bị đầy hơi,...

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm là “kẻ thù” của những người mắc hội chứng ruột kích thích.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một nhóm protein được tìm thấy trong ngũ cốc bao gồm lúa mạch đen, lúa mì, lúa mạch thông thường. Cơ thể của một số người có phản ứng miễn dịch nghiêm trọng với gluten, được gọi là bệnh celiac. Những tình trạng này có cùng triệu chứng với IBS chủ yếu là tiêu chảy.

Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2022 cho thấy chế độ ăn không chứa gluten có thể cải thiện các triệu chứng IBS ở một số lượng đáng kể những người được nghiên cứu, mặc dù cơ chế này vẫn chưa rõ ràng.

Một nghiên cứu khác từ năm 2022 cho thấy rằng tuân theo chế độ ăn không chứa gluten đã cải thiện tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

Một số bác sĩ khuyên những người mắc IBS nên tránh gluten để xem các triệu chứng của họ có cải thiện hay không. Nếu gluten làm trầm trọng thêm các triệu chứng, bạn có thể muốn thử chế độ ăn không chứa gluten.

Yến mạch thường được chế biến trong các cơ sở có chứa gluten, điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo với gluten.

Nếu cực kỳ nhạy cảm với gluten, bạn có thể tìm những sản phẩm ghi rõ trên bao bì rằng chúng được chế biến trong cơ sở không chứa gluten.

Sản phẩm bơ sữa

Sữa giàu chất béo có thể dẫn đến tiêu chảy. (Ảnh: ITN)
Sữa giàu chất béo có thể dẫn đến tiêu chảy. (Ảnh: ITN)

Sữa có thể gây ra vấn đề ở những người mắc IBS vì nhiều lý do. Đầu tiên, sữa giàu chất béo có thể dẫn đến tiêu chảy. Chọn sữa ít béo hoặc không béo có thể giúp giảm các triệu chứng IBS. Thứ hai, nhiều người mắc IBS cho biết sữa gây ra các triệu chứng rất rõ ràng.

Nếu việc nạp các sản phẩm từ sữa khiến bạn gặp vấn đề về tiêu hóa, hãy cân nhắc chuyển sang sữa không chứa lactose và các sản phẩm thay thế từ sữa, chẳng hạn như sữa thực vật và phô mai làm từ đậu nành.

Nếu phải cắt bỏ hoàn toàn sữa, bạn có thể cần bổ sung canxi từ các thực phẩm giàu canxi khác. Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên chọn thực phẩm giàu canxi hơn là thực phẩm bổ sung canxi, vì chất bổ sung sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Đồ chiên

Món chiên rán có thể thay đổi thành phần hóa học của thực phẩm, khiến nó khó tiêu hóa hơn. (Ảnh: ITN)
Món chiên rán có thể thay đổi thành phần hóa học của thực phẩm, khiến nó khó tiêu hóa hơn. (Ảnh: ITN)

Thực phẩm chiên có hàm lượng chất béo cao gây khó khăn cho hệ tiêu hóa đối với những người mắc IBS.

Hơn nữa, món chiên rán có thể thay đổi thành phần hóa học của thực phẩm, khiến nó khó tiêu hóa hơn.

Ăn đồ chiên rán còn dẫn đến các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa và thậm chí gây ra các vấn đề về sức khỏe. Hãy thử tìm cách chế biến khác để những món ăn yêu thích của bạn trở nên lành mạnh hơn.

Một số loại đậu

Đậu lăng và đậu Hà Lan nói chung là nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời, nhưng chúng có thể gây ra các triệu chứng IBS. Chúng chứa các hợp chất gọi là oligosacarit có khả năng chống lại sự tiêu hóa của các enzyme trong ruột.

Mặc dù đậu có thể làm tăng số lượng phân để giảm táo bón nhưng chúng cũng làm tăng các triệu chứng IBS.

Bạn nên thử tránh dùng đậu để xem liệu nó có giúp ích gì không. Hoặc bạn có thể thử ngâm đậu khô hay đậu lăng qua đêm rồi rửa sạch trước khi nấu để giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

Đồ uống có chứa caffein

Đồ uống chứa caffein, trong đó có cà phê, có tác dụng kích thích đường ruột và gây tiêu chảy. Nếu bạn cần tăng cường năng lượng hoặc lấy lại tinh thần, hãy cân nhắc việc ăn một bữa ăn nhẹ hoặc đi bộ nhanh.

Thực phẩm đóng gói

Thực phẩm đã qua chế biến kỹ thường thêm quá nhiều muối, đường, chất béo, chất phụ gia,...

Ví dụ về thực phẩm chế biến sẵn bao gồm: khoai tây chiên, bữa ăn đông lạnh làm sẵn, thịt chế biến như xúc xích, cá hộp, thực phẩm chiên, ngũ cốc ăn sáng có đường, đồ uống có đường.

Ăn quá nhiều những thực phẩm này thường sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho bất cứ ai. Ngoài ra, chúng thường chứa các chất phụ gia hoặc chất bảo quản có thể gây bùng phát IBS.

Một đánh giá năm 2019 cho thấy rằng ăn 4 phần thực phẩm chế biến sẵn mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ phát triển IBS cao hơn, cùng với bệnh ung thư, béo phì, huyết áp cao,...

Chuyên gia khuyến nghị bạn nên chế biến bữa ăn tại nhà hoặc mua sản phẩm tươi sống. Đây là một giải pháp thay thế lành mạnh cho thực phẩm đã qua chế biến kỹ lưỡng.

Theo healthline.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

tổ yến thượng hạng tổ yến thượng hạng Yến sào LifeNestPhân Phối yến thô DXNEST Nguyên Chất, Giá Tốt raze hydro whey hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu Thức ăn dinh dưỡng Pate cho mèo cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ hiệu quả