Những thói quen ăn uống gây khó tiêu

Dưới đây là những thói quen ăn uống nên tránh xa nếu không muốn bị khó tiêu.

Những thói quen ăn uống gây khó tiêu

Ăn nhiều vào buổi tối

Mặc dù bạn cần hoàn thành một dự án hoặc đang làm việc vào ban đêm, hãy cố gắng chỉ ăn nhẹ và tốt nhất là ăn bữa tối sớm để phòng ngừa khó tiêu. Điều này là vì thói quen ăn muộn và ăn bữa lớn có thể dẫn tới bụng khó chịu, rối loạn dạ dày.

Ăn nhiều thực phẩm cay và nhiều dầu

Ăn nhiều thực phẩm cay và nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu. Nó không chỉ kích thích niêm mạc dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ bị các vấn đề dạ dày khác như trào ngược axit, đau bụng.

Ăn quá nhiều

Phần lớn chúng ta đều có xu hướng ăn quá nhiều khi bị stress hoặc khi đang xem tivi, tình trạng này có thể gây khó tiêu vì tạo áp lực lên dạ dày, do vậy, cản trở tiêu hóa. Hơn nữa, những loại thực phẩm đóng gói sẵn hoặc đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe.

Khoảng cách giữa các bữa dài

Phần lớn mọi người, đặc biệt là những người đang theo dõi trọng lượng, thường bắt đầu một ngày mới với bữa sáng thật nhiều, tránh ăn trưa hoặc ăn nhẹ và sau đó ăn bữa tối nhiều.

Cách này không phải là lý tưởng vì khoảng cách giữa các bữa dài có thể dẫn tới tăng axit dạ dày và khó tiêu.

Uống nước trong bữa ăn

Nếu bạn có thói quen uống nước trong bữa ăn thì cần tránh thói quen này vì nó có thể làm loãng dịch dạ dày, do đó làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu.

Kết hợp thực phẩm không hợp lý

Một nguyên nhân phổ biến gây khó tiêu là những kết hợp thực phẩm sai cách. Những kết hợp này gồm ăn trái cây cùng với bữa sáng giàu carbohydrate hoặc sữa; protein động vật với carbohydrate vì chúng gây cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu.

Nhai thực phẩm sai cách

Bạn có thói quen ăn sáng vội vàng và nuốt tất cả thức ăn với 1 cốc nước? Thói quen nhai không đúng cách như vậy có thể gây khó tiêu.

Theo suckhoedoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.