Những thành phố "thông minh" nhất thế giới

Đánh giá về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến tại các thành phố, mới đây Unacast đã đưa ra báo cáo mới về các thành phố “thông minh nhất thế giới”.

Những thành phố "thông minh" nhất thế giới
Nhung thanh pho

Trong Quý IV 2016, có nhiều báo cáo về việc các thành phố đã trang bị thêm các cảm biến nhiều dạng, những thứ có thể nhận diện xem liệu một chiếc xe có đang ở trong bãi đỗ hay không chẳng hạn. Báo cáo này cũng đã thu thập thông tin từ 370 nguồn khác nhau tới từ hơn 50 nước.

“Chúng ta vẫn đang trong thời kỳ đầu phát triển các thành phố thông minh. Trong năm 2017 này nhiều dự án lớn sẽ được ra đời”, CEO của Unacast, Thomas Walle nhận định.

Từ 2014 tới 2016, thị trường công nghệ thành phố thông minh đã phát triển từ mức 8.8 tỷ USD lên 12.1 tỷ USD như hiện nay. Ước tính khoảng 66% dân số thế giới sẽ sinh sống tại các khu vực thành thị vào năm 2050. Hiện 82.3% dân số Mỹ đã sinh sống tại các thành phố lớn nhỏ.

Ông Walle cũng nói rằng “Khi mà các thành phố trở nên chật chội hơn với đô thị hóa, các chính phủ cần phải chuẩn bị các biện pháp phát triển các thành phố thông minh. Những dự án này sẽ sử dụng các công nghệ nhận diện và cảm biến để vượt qua các khó khăn trong di chuyển hiện tại để đảm bảo được an ninh công cộng, tối ưu hóa giao thông và tạo nên những trải nghiệm du lịch tuyệt vời hơn”.

Hiện những thành phố lớn này đã áp dụng công nghệ cao vào cơ sở hạ tầng của mình.

Singapore đã phát triển hàng loạt các cảm biến và camera quanh thành phố của mình để thu thập dữ liệu về tắc đường và các khu vực đông dân cư, cho phép chính phủ thiết lập lại các tuyến đường xe buýt vào giờ cao điểm, hạn chế ùn tắc. Họ cũng có khả năng dự đoán các tòa nhà mới sẽ ảnh hưởng tới luồng gió ra sao cũng như ảnh hưởng tới tín hiệu đường truyền thông tin.

Barcelona đã cho lắp những đèn LED với tín hiệu wifi trên đường để giảm thiểu hiệu năng sử dụng điện. Thành phố cũng đã cho ra mắt một hệ thống cảm biến dưới lòng đất để điều tiết các kênh đào tùy theo lượng nước được dự đoán của từng trận mưa và nhiệt độ từng ngày. Những cảm biến này sẽ tự động điều chỉnh hệ thống tưới nước và các đài phun nước trong thành phố một cách hiệu quả nhất, giảm việc tiêu thụ nước tới 25%, tiết kiệm cho thành phố 555.000$ mỗi năm.

New York đã bắt đầu trang bị hệ thống mạng cho toàn thành phố, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Trong các khu vực này, các nhân viên chính phủ còn có thể theo dõi chất lượng không khí, giao thông và lượng năng lượng tiêu thụ nữa.

London cũng sử dụng công nghệ cao trong việc giảm thiểu ùn tắc và giúp đỡ trong việc đỗ xe. Chính phủ đã mở kho dữ liệu tới những startup công nghệ mới và thiết lập nhiều dự án để cùng chung tay nỗ lực trong lĩnh vực này.

San Francisco đã cho ra mắt một hệ thống đỗ xe thông mình, cho phép theo dõi số xe đang ở trong bãi và cho phép hệ thống tự động điều chỉnh phí đỗ xe tùy thuộc vào lượng xe bên trong.

Thế giới ngày càng trở nên thông minh hơn, khi hiện đã có 13,0740,000 cảm biến được lắp đặt.

Theo Công Luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: