Đỉnh Everest không phải là đỉnh núi cao nhất thế giới. Đỉnh Mauna Kea Hawaii cao 4.205m so với mực nước biển. Tuy nhiên, phần lớn của núi lửa nằm dưới mực nước biển. Do đó nếu đo từ dưới chân núi tới ngọn, đỉnh Mauna Kea cao 10.203 mét, cao hơn đỉnh Everest 1.355 mét.
Khí quyển của Trái đất có đường biên. Đường Karman là đường khí quyển được quốc tế công nhận nằm ở độ cao 100 km phía trên mực nước biển. Mặc dù khí quyển của Trái đất chấm dứt ở độ cao hơn nhiều nhưng đường này được Liên đoàn thể thao trên không Thế giới là đường ranh giới giữa khí quyển và vũ trụ bên ngoài.
Nơi khô nhất thế giới nằm ở Antarctica. Người ta cho rằng nơi khô ráo nhất thế giới là sa mạc Atacama ở Chile – nơi không có mưa trong hàng ngàn năm. Tuy nhiên, thung lũng McMurdo Dry ở Antartica đã không có mưa gần 2 triệu năm nay. Tốc độ gió ở đây lên tới 320 km/h.
Nước ngọt chỉ chiếm 3% tất cả lượng nước trên Trái đất. Đại dương và biển chiếm 97% nước trên Trái đất nhưng đó là nước biển mặn và chúng ta không thể uống được. 3% nước ngọt còn lại nằm ở những sông băng (70%) và ở hồ Baikal (20%)...
Ngôi đền cổ nhất thế giới đã 12.000 năm tuổi. Gobekli là ngôi đền cổ nhất nằm ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà nghiên cứu tin rằng những chạm khắc trên những chiếc cột của ngôi đền chứng minh rằng khoảng 11.000 năm trước, một đợt sao chổi rơi xuống đã khiến ngôi đền bị sập.
Mặt trăng từng là một phần của Trái đất. Các nhà khoa học Thụy Điển cho rằng khoảng 4,36 tỉ năm trước Trái đất va chạm với một vật thể tên là Theia, dẫn đến việc hình thành vệ tinh tự nhiên vĩnh cửu duy nhất của Trái đất chính là Mặt trăng.
Trong 250 triệu năm nữa, các lục địa sẽ dính liền với nhau. Như chúng ta biết, Pangea – một siêu lục địa đã tồn tại từ cách đây 335-175 triệu năm đã chia thành 2 lục địa khác nhau. Sau đó 2 lục địa này lại hình thành nên 7 lục địa. Tuy nhiên, các nhà khoa học dự đoán các lục địa sẽ dính lại với nhau trong 250-300 triệu năm nữa và sẽ trở thành một siêu lục địa mang tên Pangaea Ultima.
Một sinh vật đơn bào gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên. Các nhà khoa học của Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) đưa ra một học thuyết giải thích rằng sự tuyệt chủng hàng loạt ảnh hưởng khiến gần 90% sinh vật sống trên Trái đất. Một vi khuẩn tên là Methanosarcina bỗng nhiên phát triển mạnh ở các đại dương 252 triệu năm trước, gây ra sự tuyệt chủng của côn trùng duy nhất mà khoa học biết tới. Nó cũng khiến cho các loài bò sát cổ có cơ hội duy nhất để xuất hiện.
Hầu hết hành tinh của chúng ta nằm trong bóng tối. Như chúng ta biết, các đại dương trên thế giới chiếm 71% bề mặt Trái đất của chúng ta. Độ sâu của nước tiếp cận được với ánh sáng Mặt trời không quá 200 mét nên đa phần nước đều mãi mãi trong bóng tối. Do vậy, hầu hết các nơi trên hành tinh của chúng ta đều chìm trong bóng tối dù ngày hay đêm.