Những người đưa sự thật ra ánh sáng tại chiến trường miền Nam Việt Nam

Họ là những nhà báo quốc tế đến đưa tin về cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam, họ tôn trọng sự thật, họ khách quan trong vai trò của một nhà báo.

Những người đưa sự thật ra ánh sáng tại chiến trường miền Nam Việt Nam

Những bài viết của họ đã giúp công luận quốc tế nhận thức rõ hơn về những gì đang diễn ra tại chiến trường miền Nam Việt Nam, về sự tàn nhẫn của liên quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa, về kết quả của các trận đánh, về những vụ thảm sát thường dân vô tội.

Những mảng tối được đưa ra ánh sáng

Năm 1996, Peter Arnett trở lại thăm Việt Nam. Ông rất ngạc nhiên vì những đổi thay ở vùng đất này, vùng đất mà mấy mươi năm trước ông đã nhìn thấy và lên tiếng về bước ngoặt của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Ngày 2-1-1963, nổ ra trận Ấp Bắc tại Tiền Giang, đây là trận đánh không chỉ có ý nghĩa lịch sử quan trọng mà còn là mở đầu sự thất bại của chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của liên minh quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH).

Nhung nguoi dua su that ra anh sang tai chien truong mien Nam Viet Nam - Anh 1

Nhà báo Tiziano Terzani đang phỏng vấn Chính ủy của một đơn vị du kích Quân Giải phóng.

Thêm vào đó, chiến thắng Ấp Bắc khẳng định nguyên tắc nếu được huấn luyện tốt và có đủ vũ khí, cộng với chiến thuật thích hợp vì cho dù lực lượng tập trung không nhiều vẫn có khả năng đánh bại các cuộc càn quét lớn của đối phương.

Sau thất bại này, Đô đốc Harry Felt đã chối bỏ kết quả của trận đánh, Harry Felt tự hào, “Quân đội Mỹ và VNCH đã đánh bật du kích ra khỏi khu vực phía Bắc Tiền Giang bằng máy bay trực thăng. Chúng tôi là những người chiến thắng”.

Khi mà dư luận quốc tế vẫn chưa xác định được ai mới là chiến thắng của trận đánh bước ngoặt ấy thì Peter Arnett, nhà báo của Hãng tin AP đã có bài tường thuận kèm bình luận chỉ rõ thất bại thảm hại của liên minh Mỹ -VNCH tại chiến trường Ấp Bắc.

Bài viết của nhà báo Peter Arnett nêu rõ, với chiến thắng đầu tiên này lực lượng du kích ở miền Nam đã đạt một tầm vóc phát triển mới. Theo Peter Arnett, chiến thắng phải dựa trên mục tiêu chiến lược, chứ không thể nào lấy đất đai để so sánh.

Rõ ràng, trận Ấp Bắc hoàn toàn khác với cuộc chiếm cứ đất đai trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trong cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Chính vì nhận định này của Peter Arnett mà Đô đốc Harry Felt phát cáu, ngay lập tức ông ta hét thẳng vào mặt Peter Arnett: “Anh hãy trở lại hàng ngũ”, ý ông ta ám chỉ Peter Arnett đừng quên mình là người Mỹ.

Peter Arnett là một nhà báo dũng cảm, cả cuộc đời ông chỉ phụng sự một mục đích duy nhất của nhà báo đó là sự thật. Rời khỏi Hãng tin AP, ông về đầu quân cho Hãng NBC (Hoa Kỳ) và đạt đến đỉnh cao danh vọng trong các bài bình luận, phản ánh tại Chiến tranh Vùng Vịnh (1991). Peter Arnett cũng là nhà báo đầu tiên đưa ra công luận quốc tế những hình ảnh về thường dân vô tội, trẻ em Iraq bị bom đạn của Mỹ sát hại.

Tháng 3-1968, những ngày nắng gắt ở miền Trung Việt Nam, cuộc chiến đến giai đoạn khốc liệt với những cuộc bố ráp, xóa trắng của liên quân Mỹ - VNCH.

Cũng trong tháng này, cả thế giới choáng váng vì cuộc thảm sát của quân đội Mỹ tại thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là cuộc thảm sát mà về sau được nhắc nhở như một ký ức đầy đau thương trong cuộc chiến Việt Nam với tên gọi, “Thảm sát Mỹ Lai”. Người đưa cuộc thảm sát ấy ra ánh sáng là nhà báo Henry Kamn.

Henry Kamn là phóng viên của tờ New York Times thường trú tại Sài Gòn, ông hồi ức lại thời điểm ấy: “Một buổi trưa tháng Ba, văn phòng của tòa báo New York Times nhận được nguồn tin tố giác từ một Đại úy phi công Hoa Kỳ.

Người này nói rằng, quân đội Mỹ vừa thực hiện một cuộc thảm sát tàn khốc, quá sức chịu đựng của viên Đại úy này. Và sau vài ngày im lặng, viên Đại úy muốn tố giác toàn bộ sự thật để lương tâm mình được thanh thản, ông ta là người chứng kiến toàn bộ cuộc thảm sát ấy”.

Trao đổi kỹ càng với nguồn tin, Henry Kamn yêu cầu thư ký lập tức đặt vé máy nay cho mình đi Đà Nẵng ngay chuyến bay vào đầu giờ chiều hôm đó.

“Khi đến Đà Nẵng, tôi không tìm được phương tiện dân sự nào để đi Quãng Ngãi trong lúc trời tối dần. Không còn cách nào khác, tôi phải xin đi nhờ một máy bay quân sự của Mỹ khi nhận tin chuyến bay này đưa quân về Quảng Ngãi.

Ngay trên máy bay, khi biết Kamn là nhà báo, một người Mỹ đã nói rằng: “Tôi biết ông tìm gì ở Quảng Ngãi. Vụ thảm sát Mỹ Lai, đúng không?”. Khi Kamn thừa nhận, người Mỹ kia mới nói ông ta là cố vấn của tỉnh trưởng Quảng Ngãi và ngỏ ý mời tôi khi đến Quảng Ngãi, hãy lưu trú tại nhà ông để được an toàn.

Trao đổi, ghi hình và nắm toàn bộ thông tin, trở lại nhà riêng của viên cố vấn của Tỉnh trưởng, ông đã mượn điện thoại gọi về văn phòng của New York Times tại Sài Gòn, rồi từ đây bài viết của Kamn được chuyển sang trụ sở chính tại Mỹ. Ngay sáng hôm sau, cả thế giới đã biết đến tội ác của quân đội Mỹ đối với thường dân tại Việt Nam.

Một nhà báo người Italia thú vị

Cho dù về sau này có nhiều bài viết dường như cố tình xét lại hình ảnh Thiếu tướng VNCH Nguyễn Ngọc Loan dùng súng hạ sát một tù binh với đôi tay bị trói ra phía sau ngay giữa đường phố Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968, thì hình ảnh này cũng đã thực hiện đúng sứ mệnh của nó khi chỉ rõ sự hiếu chiến, bản năng tàn nhẫn của lực lượng tướng lĩnh VNCH.

Tác giả của bức ảnh chấn động đó là nhà báo ảnh Eddie Adams, người về sau đoạt giải Pulitzer cho ảnh sự kiện và giải thưởng Báo ảnh thế giới với tác phẩm này vào năm 1969.

Còn rất nhiều nhà báo quốc tế khác đã góp phần đưa ánh sáng sự thật của cuộc chiến tranh tại Việt Nam ra công luận quốc tế, họ bằng sự khách quan của một nhà báo đã cho thế giới thấy rằng cuộc chiến tranh tại Việt Nam dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ cho lực lượng VNCH không tốt đẹp và có nhiều lợi thế như người Mỹ hay rêu rao.

Nhung nguoi dua su that ra anh sang tai chien truong mien Nam Viet Nam - Anh 2

Ấn phẩm Giải Phóng của nhà báo Tiziano Terzani.

Một trường hợp hết sức thú vị cuối cùng tôi đã hơn một lần nhắc tên, ông là nhà báo người Italia Tiziano Terzani, đặc phái viên báo Der Spiegel tại Đông Nam Á, đến Sài Gòn vào năm 1971.

Ông là một trong những nhà báo tích cực chống lại sự can thiệp của người Mỹ tại Việt Nam và công khai coi cuộc chiến đấu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và miền Bắc Việt Nam là cuộc chiến yêu nước của người Việt Nam cần được thế giới ủng hộ.

Giữa tháng 3-1975, nhà báo Tiziano Terzani được báo rằng một trong những bài báo của ông đã xúc phạm Tổng thống Thiệu và ông bị trục xuất khỏi miền Nam Việt Nam.

Ngay lúc này, Terzani đã có cảm giác ngày tàn của chế độ VNCH đã đến, nên ông tìm mọi cách để ở lại miền Nam Việt Nam nhằm chứng kiến giây phút cuối cùng. Và cái giây phút Terzani mong chờ nhất cũng đã đến: Ông được chứng kiến cảnh xe tăng của quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập – kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, thống nhất đất nước.

Sau ngày 30-4-1975, Tiziano Terzani được phép ở lại Việt Nam thêm 3 tháng. Trong 3 tháng này, ông đã đi gần như xuyên suốt Việt Nam, gặp những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Cuối năm 1975, ông cho ra đời tác phẩm “Giai Phong” (tạm hiểu là Giải Phóng – PV) – quyển sách kể lại 3 ngày giải phóng và 3 tháng Tiziano Terzani quan sát đất nước Việt Nam sau khi thống nhất và bước vào giai đoạn đầu của xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Ngay tức khắc, cuốn sách được khắp nơi đón nhận nồng nhiệt, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tại Italia, quê hương của Terzani, nhà xuất bản cho in một loại ấn bản đặc biệt (rút ngắn) dành phổ biến cho các trường học ở Italia.

Theo CAND

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.